Ăn hạt tiêu đen thế nào mới tốt?

Hạt tiêu đen "nhỏ mà có võ", đem lại nhiều lợi ích sức khỏe

Khám phá công dụng của hạt tiêu đen trong phòng, chống bệnh béo phì

Tại sao bạn nên kết hợp nghệ và hạt tiêu đen?

Hạt tiêu trắng và hạt tiêu đen có gì khác biệt?

Vì sao nên dùng kết hợp nghệ với hạt tiêu đen?

Công dụng của hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen được thu hoạch khi quả hồ tiêu đã già, có phần sọ tiêu bên trong, nhưng vỏ còn xanh hoặc có điểm vàng trong chùm quả. Hạt tiêu đen không cay nóng như hạt tiêu trắng, nhưng mùi thơm đặc trưng hơn, vị cay ngấm dần khi ăn.

Trong hạt tiêu có một lượng lớn vitamin C cùng nhiều thành phần tinh dầu tạo nên mùi thơm. Ngoài ra, hạt tiêu đen chứa piperine, một hoạt chất thực vật có nhiều đặc tính như chống oxy hóa, chống viêm, giảm viêm khớp… Do đó, nấu ăn với hạt tiêu đen đem lại một số lợi ích với sức khỏe sau đây:

Giảm viêm

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng chống viêm của piperine trong hạt tiêu đen có thể hỗ trợ giảm hiện tượng viêm mạn tính trong cơ thể. Tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấpung thư.

Giảm ho và cảm lạnh

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị ho, cảm lạnh trong thời tiết thay đổi thất thường của mùa Đông. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, hạt tiêu đen là gia vị giúp giải cảm hiệu quả, cải thiện nhanh các triệu chứng ho có đờm, cảm cúm và đau họng trong mùa lạnh.

Hỗ trợ giảm cân

Hạt tiêu là gia vị tiềm năng trong việc hỗ trợ quá trình giảm cân. Piperine trong hạt tiêu có thể ngăn chặn quá trình hình thành mô mỡ, giúp quá trình đốt cháy mỡ thừa diễn ra hiệu quả hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Kết hợp tiêu đen với các món thịt giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn

Các món ăn chứa hạt tiêu đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của bạn. Chất piperine có thể kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa protein có trong thức ăn. Ngoài ra, hạt tiêu còn có thể giảm bớt tình trạng đầy hơi, chướng bụng do tích tụ khí gas trong dạ dày.

Cách sử dụng hạt tiêu đen

Để giữ được hương vị và tác dụng của hạt tiêu, bạn không nên chiên, xào hạt tiêu trong dầu mỡ ở nhiệt độ cao mà chỉ nên cho vào khi món ăn đã sắp vào đĩa. Tùy lượng thức ăn mà rắc bột hạt tiêu xay một chút lên trên, tránh cho quá nhiều khiến món ăn mất cân bằng. Thịt ướp với hạt tiêu cũng không nên nấu quá lâu để tránh bay mất vị thơm.

Trà tiêu đen giúp cải thiện các bệnh đường hô hấp trong mùa Đông

Ngoài việc thêm hạt tiêu vào những món ăn hàng ngày, bạn có thể dùng trà hạt tiêu để giảm các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, cảm lạnh trong mùa Đông.

Cách thực hiện rất đơn giản: Đun sôi 1 ấm nước, thêm vào nửa thìa cà phê hạt tiêu nguyên hạt, nửa thìa cà phê gừng băm và các nguyên liệu thảo mộc (hương nhu tía, bột nghệ). Lọc bỏ phần bã và thưởng thức trà hạt tiêu khi ấm. Bạn có thể thêm mật ong theo khẩu vị.

Tác dụng phụ của hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen có tính nóng vị cay, ăn quá nhiều có thể gây nóng trong người, khô da và nổi mụn. Một số đối tượng sau cần thận trọng khi ăn hạt tiêu đen:

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Với bà bầu, ăn quá nhiều hạt tiêu đen sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu trong thai kỳ, thậm chí sảy thai. Hạt tiêu là loại gia vị cay nóng sẽ khiến phụ nữ đang cho con bú mất sữa, thay đổi mùi vị của sữa và gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Ăn quá nhiều hạt tiêu có thể khiến dạ dày nóng rát

- Người bị rối loạn tiêu hóa: Ăn một lượng lớn hạt tiêu có thể dẫn đến đau bụng, đau dạ dày, nóng rát khó chịu. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế tiêu thụ hạt tiêu.

- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ không nên uống nước hạt tiêu hoặc ăn quá nhiều hạt tiêu. Bột hạt tiêu có thể đi vào phổi và dẫn đến tử vong.

- Tương tác với thuốc: Piperine trong hạt tiêu có thể làm chậm quá trình đông máu và ảnh hưởng tới đường huyết. Do đó, những người vừa thực hiện phẫu thuật, mắc bệnh máu khó đông hoặc mắc bệnh đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm hạt tiêu đen vào bữa ăn hàng ngày.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng