Ekip thực hiện ca mổ cho bệnh nhi L.N.M.T tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh: BVCC
Hành trình kỳ diệu của em bé 900g: Từ "cửa tử" trở về
Bệnh viện Nhi Hà Nội: Tiến tới chuyển đổi số, thẩm định thành công bệnh án điện tử
Những hình ảnh trong ngày hoạt động đầu tiên của Bệnh viện Nhi Hà Nội
3 tháng điều trị, cứu bé gái nhiễm trùng máu do hóc xương lươn
Theo đó, ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn liên khoa, bao gồm: Khoa Sơ sinh, Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Gây mê hồi sức. Trước tình trạng nguy kịch, bé được phẫu thuật ngay lập tức.
Các bác sĩ đã thực hiện nhiều kỹ thuật phức tạp như tìm và cắt đường rò khí - thực quản, nối thực quản tận - tận để tái lập lại sự thông suốt của ống tiêu hóa. Theo ThS.BSCKII Trần Văn Quyết, ca phẫu thuật này gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh nhi chỉ mới 2 ngày tuổi, cân nặng 3kg, khiến quá trình gây mê – hồi sức gặp nhiều thách thức.

Ảnh chụp Xquang thực quản có cản quang - Ảnh: BVCC
Ngoài ra, mặc dù tiếp cận bằng phương pháp mổ mở, nhưng vì là trẻ sơ sinh nên không gian phẫu thuật vô cùng nhỏ hẹp, vết mổ chỉ dài khoảng 5cm, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đặc biệt, tổn thương do teo thực quản Type C rất lớn, việc xác định và cắt bỏ đường rò khí - thực quản gặp nhiều khó khăn vì các mô đều rất nhỏ và mảnh.
Sau nhiều giờ nỗ lực với sự tập trung cao độ của ekip phẫu thuật và sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 khoa, ca phẫu thuật đã thành công. Bé được phẫu thuật thành công 1 thì, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh nhi sau khi phẫu thuật đã cải thiện đáng kể đồng thời được theo dõi chặt chẽ - Ảnh: BVCC
Hậu phẫu, bệnh nhi tiếp tục được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sơ sinh nhằm tối ưu hóa quá trình phục hồi. Các bác sĩ cũng thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực, bao gồm duy trì thở máy để kiểm soát nguy cơ tăng áp phổi, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời theo dõi chặt chẽ các biến chứng tiềm ẩn như nhiễm trùng và rò miệng nối.
Sau 8 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã ghi nhận những cải thiện đáng kể. Bệnh nhi đã được cai máy thở và chuyển sang thở oxy không xâm nhập. Tình trạng viêm phổi đã có những chuyển biến tích cực và chuẩn bị được rút ống dẫn lưu để bắt đầu quá trình tập ăn.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường như tăng tiết nước bọt, sủi bọt cua ở miệng, trẻ tím tái ngay lần bú đầu tiên, ho sặc, nôn chớ nhiều ngay sau sinh…., cha mẹ cần theo dõi sát, đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Teo và hẹp thực quản là một dị tật bẩm sinh nguy hiểm, nhưng nếu được chẩn đoán sớm, phẫu thuật kịp thời và chăm sóc hậu phẫu tốt, trẻ hoàn toàn có thể hồi phục và phát triển khỏe mạnh.
Teo thực quản là một dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa trên với tỷ lệ hiện mắc ước tính trên toàn thế giới thay đổi từ 1 trên 2500 đến 1 trong 4500 ca sinh. Tỷ lệ mắc EA /TEF tăng tương đối theo tuổi mẹ. Khí quản và thực quản phát sinh từ sự tách rời của cơ quan tiêu hóa nguyên thủy trong quá trình phát triển sớm của bào thai. Việc không tách được hoặc không phát triển hoàn toàn này có thể dẫn đến rò khí phế- thực quản (TEF) và teo thực quản bẩm sinh (EA). Trong đó, dị vật teo thực quản loại C là phổ biến nhất với 84% với lỗ rò khí quản xa. Sau khi trẻ được sinh ra, các triệu chứng phổ biến nhất của EA có thể nhận biết được bao gồm chảy nhiều nước dãi, nghẹt thở và không đặt được ống thông mũi dạ dày. Hơn nữa, nếu có TEF liên quan, sẽ có biểu hiện căng dạ dày do không khí đi từ khí quản qua lỗ rò thực quản xa rồi vào dạ dày.
Bình luận của bạn