Dấu hiệu acid uric tăng cao và biện pháp kiểm soát

Ngoài bệnh gout, acid uric tăng cao kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe

Nhận biết triệu chứng gout cấp tính để điều trị từ sớm

2 cách cải thiện nhanh triệu chứng bệnh gout

Nguyên nhân gây hạt tophi ở người mắc bệnh gout

Gout cấp - Cách phát hiện và điều trị hiệu quả

Acid uric tăng cao gây ra triệu chứng gì?

Acid uric là sản phẩm được sinh ra từ quá trình chuyển hóa purine từ thực phẩm, đồ uống và purin nội sinh trong cơ thể. Thông thường, acid uric hòa tan được thận đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận không đào thải kịp, tình trạng tăng acid uric trong máu có thể dẫn đến bệnh gout, sỏi thận và nhiều vấn đề về sức khỏe khác như:

- Đau khớp: Một trong những triệu chứng tăng acid uric phổ biến nhất là đau dữ dội ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối và khuỷu tay.

- Sưng, nóng, đỏ các khớp: Các khớp bị gout có thể bị sưng, nóng đỏ - đây biểu hiện điển hình của tình trạng viêm.

- Cứng khớp: Những người có nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể bị cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài không hoạt động.

Nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài gây ra tình trạng kết tinh tạo thành các tinh thể urat

Nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài gây ra tình trạng kết tinh tạo thành các tinh thể urat

- Hình thành hạt tophi: Người bị tăng acid uric máu trong thời gian dài có nguy cơ tích tụ các tinh thể muối urat tại các khớp, hình thành nên hạt tophi. Chúng xuất hiện dưới dạng các nốt sần, căng phồng dưới da.

- Sỏi thận: Nồng độ acid uric tăng cao quá mức cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận (sỏi urat), gây đau bụng, đau lưng dữ dội.

- Đi tiểu nhiều lần: Khi cơ thể tích tụ quá nhiều acid uric, người bệnh thường đi tiểu nhiều lần hơn để đào thải acid uric ra ngoài.

- Sốt: Trong một vài trường hợp, người bị tăng acid uric máu có thể bị sốt, đi kèm tình trạng sưng, đau khớp.

Thói quen sinh hoạt giúp giảm nồng độ acid uric trong máu 

Bia, nước ngọt là thức uống người bệnh cần cắt giảm để kiểm soát chỉ số acid uric

Bia, nước ngọt là thức uống người bệnh cần cắt giảm để kiểm soát chỉ số acid uric

Để kiểm soát nồng độ acid uric hiệu quả, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

- Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, do thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến nồng độ acid uric tăng đột biến.

- Hạn chế uống rượu, đặc biệt là bia để ngăn ngừa bệnh gout tái phát.

- Người thừa cân, béo phì nên giảm cân để kiểm soát nồng độ acid uric và giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh để cải thiện chức năng thận, đồng thời ổn định acid uric máu.

- Giải tỏa căng thẳng, stress.

- Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng theo tư vấn của bác sĩ để kiểm soát nồng độ acid uric. 

 

Để duy trì lượng acid uric trong máu ở ngưỡng ổn định, bên cạnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng khuyên người bị gout nên sử dụng sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm acid uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Sản phẩm có chứa trạch tả được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất nên giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát bệnh gout hơn. Bên cạnh đó, sự kết hợp của trạch tả với một số thảo dược khác như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá, hạ khô thảo… còn hỗ trợ kiểm soát acid uric máu, giảm đau, phòng ngừa bệnh tái phát và ngăn chặn biến chứng hạt tophi an toàn, hiệu quả.

Tình trạng tăng acid uric máu tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến bệnh gout, gây ra những cơn đau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên có biện pháp cải thiện từ sớm để đưa chỉ số acid uric máu về ngưỡng bình thường. 

Trang Vũ

 

TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho người bệnh gout

Tiếp thị bởi: Công Ty TNHH Dược Phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp