Tăng acid uric máu: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Tăng acid uric là một tình trạng sức khỏe đáng báo động cho người bệnh.

Cẩn trọng với tăng acid uric máu

Thủ phạm nào gây bệnh gout?

Tăng acid uric máu, khi nào cần điều trị?

Chỉ số acid uric máu cao có nên dùng Hoàng Thống Phong?

Chỉ số acid uric máu bao nhiêu là cao?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của purin trong cơ thể. Phần lớn acid uric sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và phân. Nguồn chính tạo ra acid uric gồm cả nội sinh và ngoại sinh:

- Nguồn gốc ngoại sinh: Trong các loại thức ăn cung cấp cho cơ thể hàng ngày cũng có chứa purin. Trung bình lượng acid uric từ nguồn thức ăn nạp vào cơ thể là khoảng 100-200mg mỗi ngày. Một số thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, bia rượu…

- Nguồn gốc nội sinh: Do quá trình chuyển hóa acid nucleic trong cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric, trung bình khoảng 600mg/ngày. Quá trình chuyển hóa này diễn ra chủ yếu tại gan và một phần nhỏ diễn ra tại niêm mạc ruột.

Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải luôn được cân bằng để giữ lượng acid uric trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Khi sự cân bằng này bị mất đi, hàm lượng acid uric trong máu sẽ không còn ở mức cho phép.

Để xác định nồng độ acid uric máu cần tiến hành xét nghiệm máu. Acid uric được gọi là cao khi nồng độ vượt quá 420 micromol/l ở nam và 360 micromol/l ở nữ.

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu

Có 2 nguyên nhân chính gây tăng acid uric máu là tăng sản xuất và giảm bài tiết acid uric.

1. Tăng sản xuất acid uric

- Không rõ nguyên nhân (30% người bệnh gout thuộc loại vô căn).

- Các cơ quan, tổ chức trong cơ thể bị phá hủy.

- Gia tăng chuyển hóa tế bào ở người bị u lympho, ung thư.

- Thiếu máu do tan máu ở người bị sốt rét, thiếu G6PD.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu purin như nội tạng, thịt đỏ, cá, bia...

- Béo phì.

- Nhịn đói, ăn kiêng, tập thể dục quá sức.

2. Giảm đào thải acid uric qua thận

- Do suy thận.

- Nghiện rượu.

- Tổn thương các ống thận xa.

- Sử dụng các thuốc gây giảm đào thải acid uric qua nước tiểu như aspirin, thuốc lợi tiểu...

- Nhiễm toan lactic (một trạng thái nhiễm toan chuyển hóa do giải phóng ion H+ từ acid lactic).

Các nguyên nhân khác gây tăng acid uric máu như tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng cấp, nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật, suy tuyến cận giáp, suy giáp, ngộ độc chì, chấn thương…

Cách phòng tránh nồng độ acid uric tăng cao

Để hạn chế nguy cơ tăng acid uric trong máu cần lưu ý:

- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm), các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê), nội tạng (phổi, gan)...

- Bổ sung nhiều nước, nên uống từ 1-1,5l/ngày nhằm hạn chế sự kết tủa muối urat và tăng khả năng lọc thải acid uric của thận.

- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích vì có thể làm tăng acid uric trong máu. Các thức uống cần tránh xa là rượu, bia, chè, cà phê, đồ uống có ga.

- Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

- Nên duy trì cân nặng phù hợp để giảm áp lực của cơ thể lên các khớp. Lưu ý không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn mà thay vào đó nên tập luyện khoa học.

- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc…

 

- Luyện tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tập yoga... giúp tăng cường trao đổi chất.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện tình trạng tăng acid uric máu từ sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

- Dùng giải pháp từ thảo dược giúp giảm acid uric máu: Một trong những thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp giảm acid uric máu, giảm đau gout, đó là trạch tả. Đây là thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu và giảm nồng độ acid uric trong máu. Sự kết hợp của trạch tả với một số thảo dược khác (nhàu, thổ phục linh, hoàng bá, ba kích…) sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gout hiệu quả hơn. sản phẩm có thành phần chính là trạch tả đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kết quả cho thấy: 88,9% người bệnh gout có nồng độ acid uric máu ở ngưỡng ổn định sau 6 tháng sử dụng. Ngoài ra, trong cả quá trình sử dụng, người bệnh không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trên gan, thận và cơ quan tạo máu.

Để không còn phải lo lắng trước tình trạng tăng acid uric máu, người bệnh nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là trạch tả vừa an toàn, lành tính, vừa tăng cường hiệu quả giảm acid uric máu và ngăn ngừa bệnh gout tiến triển.

Việt An

 

TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho người bệnh gout

hoang-thong-phong620

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già