Tránh ăn gì để giảm acid uric ngăn ngừa bệnh gout?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến những cơn đau do bệnh gout

Thực phẩm nên ăn và cần kiêng khi mắc bệnh gout?

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Đồ uống giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh gout

Bệnh nhân điều trị bệnh gout cần lưu ý gì?

Acid uric thường được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa purine - một chất tự nhiên trong cơ thể chúng ta nhưng cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Thông thường, acid uric sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, tuy nhiên, nếu lượng acid uric tăng cao, thận không thể đào thải hết acid uric ra ngoài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc và gia tăng các triệu chứng của bệnh gout.

Mối liên hệ giữa acid uric và bệnh gout

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric cao tích tụ xung quanh khớp. bệnh gout được gọi là một dạng viêm khớp, nồng độ acid uric cao hình thành các tinh thể urat quanh khớp dẫn đến đau khớp, cứng khớp và hạn chế vận động khớp. Ngoài ra, lượng acid uric trong máu cao còn có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan khác như tim và thận.

Hầu hết những người có nồng độ acid uric cao đều gặp phải các triệu chứng như đau, cứng khớp và khó khăn trong vận động khớp, đặc biệt cơn đau này gia tăng trong mùa Đông. Để giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như giảm các cơn đau do gout, bạn cần tránh một số thực phẩm sau trong chế độ ăn uống của mình.

Thực phẩm cần tránh trong mùa Đông để giảm acid uric phòng ngừa bệnh gout

Đồ ngọt gián tiếp tăng acid uric máu

Đồ ngọt gián tiếp tăng acid uric máu

Đồ uống có đường

Bổ sung quá nhiều đường fructose thông qua đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh gout, trong đó có siro ngô có hàm lượng đường fructose cao. Do đó, bạn nên hạn chế các loại đồ uống ngọt.

Hầu hết các loại trái cây cũng chứa nhiều đường fructose, tuy nhiên, ăn ở mức độ vừa phải sẽ đảm bảo nhận được các lợi ích về vi chất dinh dưỡng từ trái cây cũng như hạn chế lượng đường hấp thu vào cơ thể.

Rượu bia

Rượu bia cũng là một nguồn cung cấp purine, uống đồ uống này quá thường xuyên sẽ khiến acid uric trong máu tăng lên và các triệu chứng kèm theo, điển hình là nguy cơ bệnh gout và gia tăng cơn đau do bệnh gout. Do đó, bạn nên cố gắng hạn chế rượu bia khi có thể.

Một số loại thịt và hải sản

Hầu hết các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản (như cá mòi, cá cơm - hay cá trổng, cá thu) đều có hàm lượng purine cao bạn nên hạn chế, chỉ nên ăn mỗi tuần một lần.

Một số loại rau

Một số rau như măng tây, rau bina, súp lơ, nấm, đậu Hà Lan tuy có hàm lượng purine không quá cao như thịt nhưng vẫn đủ để tăng acid uric máu là tác nhân gây ra cơn đau do gout.

Trong một số trường hợp khó tránh những thực phẩm hay đồ uống trên, bạn chỉ nên ăn uống với lượng hạn chế. Trong những trường hợp này, bạn nên uống thêm 50% nước so với lượng nước uống hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ tăng acid uric trong máu.

 
Nguyễn Thanh (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp