Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

Mệt mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt protein

8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

Nguy cơ tim mạch khi ăn quá nhiều protein

Nên ăn bao nhiêu protein và ăn thời điểm nào để phát triển cơ bắp tối ưu?

7 cách bổ sung protein cho cơ thể vào mùa Đông

Theo trang Fast 800, protein (chất đạm) rất quan trọng để duy trì sức khỏe của xương, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như loãng xương, bệnh tim...

Người trưởng thành nên đặt mục tiêu bổ sung khoảng 60gr protein mỗi ngày. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể không nhận đủ protein:

Cảm giác đói thường xuyên

Protein giúp kiềm chế cơn đói, giúp bạn no lâu giữa các bữa ăn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất dinh dưỡng này làm giảm mức độ ghrelin - một loại hormone tăng cảm giác thèm ăn, có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Mệt mỏi và thay đổi tâm trạng

Thiếu protein cơ thể sẽ đi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, các acid amin - thành phần tạo nên protein, giúp điều chỉnh việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin, từ đó giúp điều chỉnh và cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Tóc, da và móng yếu

Những bộ phận này của cơ thể được tạo thành từ các loại protein như keratin (chất sừng) và elastin, vì vậy nếu không cung cấp đủ protein trong chế độ ăn uống bạn có thể thấy da, móng và tóc của mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mất khối lượng cơ bắp

Khi cơ thể không nhận đủ protein từ chế độ ăn uống có thể bắt đầu lấy đạm từ cơ để giúp bảo tồn các mô quan trọng hơn, dẫn đến lãng phí cơ. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 1 tuần không đủ protein sẽ tác động tiêu cực đến các cơ xương.

Tăng cảm giác thèm đồ ngọt

Dấu hiệu thường thấy khi thiếu protein phải kể đến tăng cảm giác thèm đồ ngọt. Khi cơ thể hấp thụ calo từ tinh bột nhiều hơn calo từ đạm, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra cảm giác đói và thèm những thực phẩm chứa đường.

 

Các loại thực phẩm giàu protein bạn có thể thêm vào chế độ ăn, bao gồm:

- Thịt gia súc: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu...

- Thịt gia cầm: Thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng...

- Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, trứng cút...

- Các loại hạt: Hạnh nhân, bơ hạnh nhân, hạt điều, hạt chia, hạt lạc, bơ lạc, hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt bí, hạt mè, hạt hướng dương...

- Các loại đậu: Đậu đen, đậu gà, đậu nành, đậu tằm, đậu tây, đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu hải quân...

- Chế phẩm từ đậu nành: Tempeh (thực phẩm lên men đậu tương đã nấu chín), đậu phụ, bánh mì kẹp làm từ đậu nành

- Hải sản: Cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá trích, cá thu, cá hồi, cá vược, cá ngừ, cá kiếm, cá hồng, tôm, sò, cua, hàu, bạch tuộc, mực, ốc...

Lê Tuyết (Theo Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp