Suy giáp và những biến chứng nguy hiểm

Nếu mẹ bị suy giáp, nguy cơ thai nhi bị dị tật sẽ cao hơn bình thường (Ảnh minh hoạ)

Bị suy giáp nên kiêng món gì?

"Giải cứu" tuyến giáp: Cách nào?

Suy giáp bẩm sinh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Khi nào cần phẫu thuật tuyến giáp?

Những bệnh tuyến giáp thường gặp

Triệu chứng của suy giáp

Bệnh suy giáp khó phát hiện sớm vì diễn biến chậm. Ban đầu, người bị bệnh chỉ cảm thấy mệt và tăng cân. Điều này cũng dễ lầm tưởng với sự mệt mỏi thông thường nên hay bị bỏ qua. Sau một thời gian, những triệu chứng sẽ rõ dần, cụ thể: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, sức chịu lạnh kém, thường xuyên táo bón, tăng cân bất thường, da khô, phù mặt, giọng nói khản đặc, cholesterol trong máu tăng cao, đau, cứng cơ, sưng khớp, rối loạn kinh nguyệt, có hiện tượng rụng tóc, giảm trí nhớ…. Khi bệnh tiến triển nặng lên, dấu hiệu thường gặp sẽ là nhịp tim chậm đi, nhiệt độ cơ thể giảm và sẽ có nguy cơ suy tim.

Vì triệu chứng của bệnh suy giáp không thực sự rõ ràng, rất giống với nhiều bệnh khác nên sẽ khó khăn trong việc phát hiện sớm bệnh. Cách tốt nhất để người bệnh xác định xem mình có bị suy giáp hay không là đi khám bác sỹ ngay khi thấy mệt mỏi hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên.

Mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, trí nhớ giảm sút... là những dấu hiệu của bệnh suy giáp

Biến chứng nguy hiểm của suy giáp

Bệnh suy giáp khi không được điều trị kịp thời (do chủ quan không điều trị triệt để hoặc phát hiện muộn) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khác như: Bướu cổ, bệnh tim, các vấn đề sức khoẻ tâm thần (trầm cảm), tổn thương thần kinh ngoại biên (đau, tê, ngứa ở vùng bị tổn thương thần kinh, gây yếu cơ, mất vận động cơ), cản trở khả năng sinh sản, vô sinh, nguy cơ con bị dị tật nếu người mẹ bị suy giáp.

Ai cũng có thể bị bệnh suy giáp, tuy nhiên, nguy cơ này tăng ở những người lớn tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh tự miễn hoặc người nhà bị bệnh tự miễn. Những người từng xạ trị vùng cổ, ngực, điều trị iod phóng xạ, dùng thuốc kháng giáp, đang có thai… cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Về điều trị suy giáp, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ.

Suy giáp là bệnh lý phổ biến nên việc chủ động phòng bệnh là giải pháp tốt nhất để đảm bảo sức khoẻ, mà hiện nay, một giải pháp đến từ thiên nhiên đang được nhiều bác sỹ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, dẫn đầu là thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thành phần chiết xuất từ hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, bán biên liên, ba chạc… sẽ giúp ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, ổn định và duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, đồng thời nâng cao thể trạng và phòng ngừa suy giáp cho những bệnh nhân có nguy cơ cao do điều trị bệnh tuyến giáp bằng iod phóng xạ.

Đồng Thảo H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết