Những điều cần biết về bệnh động kinh ở trẻ

Trẻ bị động kinh, có thể mất ý thức trong một thời gian ngắn

Điều trị trạng thái động kinh như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết cơn động kinh vắng mặt

Nhận biết nguyên nhân gây bệnh động kinh?

Động kinh – căn bệnh cần sự cảm thông

Làm thế nào để theo dõi các cơn động kinh ở trẻ?

Cơn động kinh được phân làm nhiều loại khác nhau. Trẻ có thể chỉ mắc một loại động kinh hoặc nhiều loại động kinh. Triệu chứng động kinh của trẻ, nguy cơ chấn thương và cách điều trị bệnh động kinh sẽ phụ thuộc vào việc trẻ mắc loại động kinh nào.

Các thông tin về cơn động kinh của trẻ mà cha mẹ thu thập có thể giúp bác sỹ xác định được loại động kinh mà trẻ đang mắc. Cha mẹ có thể quan sát chuyển động của mắt, miệng và các bộ phận khác trên cơ thể có sự chuyển động bất thường. Cha mẹ có thể ghi chép lại những thông tin quan trọng như con co giật kéo dài trong thời gian bao lâu, biểu hiện trong cơn co giật. Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học, cha mẹ có thể nhờ giáo viên quan sát các triệu chứng của trẻ. 

Những loại động kinh được phát hiện ở trẻ

Trẻ mắc loại động kinh nào phụ thuộc vào việc não bộ của trẻ bị ảnh hưởng toàn bộ hay chỉ bị ảnh hưởng một phần. Có hai loại chính của cơn động kinh:

- Động kinh toàn thể

- Động kinh cục bộ

- Động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát: Những triệu chứng khởi đầu giống như động kinh cục bộ. Sự hoạt động của các neuron sẽ bị rối loạn ở một phần của não bộ và sau đó lây lan sang các phần còn lại của não bộ.

Động kinh toàn thể gồm các loại sau:

Động kinh cơn lớn: Đây là loại phổ biến nhất và dễ nhận ra của động kinh. Khi bị động kinh cơn lớn, trẻ đột nhiên khóc hoặc hét lên, chân tay bắt đầu co giật. Da có thể xuất hiện màu hơi xanh, thở khó khăn và răng thường nghiến chặt. Sau cơn động kinh, trẻ có thể bị mất ý thức trong khoảng vài phút.

Động kinh cơn nhỏ (cơn vắng ý thức, động kinh vắng mặt): Những cơn động kinh này có thể bị nhầm lẫn với trẻ không tập trung. Cơn vắng ý thức thường chỉ kéo dài vài giây. Trẻ có thể nhìn chằm chằm phía trước, chớp mắt hoặc nhai… Sau khi cơn động kinh kết thúc, trẻ không có dấu hiệu mất ý thức và trở lại bình thường.

Cơn mất trương lực: Trẻ mất kiểm soát hoàn toàn và ngã xuống đất. Trẻ dễ gặp chấn thương trong đó chấn thương ở đầu có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, với những trẻ có cơn mất trương lực nên đội mũ bảo hiểm khi chơi, đặc biệt là các trò chơi ngoài trời.

Động kinh cục bộ gồm 2 loại:

Động kinh cục bộ đơn giản: Trong các cơn động kinh, trẻ vẫn nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh. Trẻ có thể bị ảo giác, rối loạn cảm giác.

Động kinh cục bộ phức tạp: Có thể có nhiều dạng tùy theo vùng não bộ bị ảnh hưởng. Nếu vỏ não vận động bị kích thích, bệnh nhân sẽ bị co thắt vùng cơ thể tương ứng. Những cơn co giật có thể xảy ra khi đứa trẻ đang ngủ. Trong cơn động kinh cục bộ phức tạp trẻ sẽ bị bất tỉnh và không nhớ được những gì đã diễn ra sau khi trẻ đã tỉnh lại. Hầu hết các cơn co giật kéo dài một vài giây hoặc vài phút. 

Nếu cơn co giật kéo dài thì trẻ có nguy cơ mắc trạng thái động kinh, nghĩa là các cơn co giật kéo dài liên tục.

Động kinh ở trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì có thể được cơn co giật và khả năng khỏi bệnh tương đối cao. Điều quan trọng là bệnh nhân cần uống thuốc chống động kinh đúng liều và tuân theo các chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, bệnh nhân động kinh có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như an tức hương, cao câu đằng… có tác dụng an thần, ổn định điện thế não, ức chế sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.

Thanh Tú H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh