Nguyên nhân và cách giảm đau nhức cổ ở dân văn phòng

Đau nhức vùng cổ dẫn đến khó khăn khi cử động, xoay đầu

Video: Tư thế ngủ cho người bị đau lưng, đau cổ, vai gáy

Infographic: Cách giảm đau cổ tại nhà an toàn và hiệu quả

5 động tác yoga đơn giản giúp giảm đau cổ khi làm việc tại nhà

Giảm đau mỏi cổ với 4 bài tập đơn giản

Nguyên nhân đau cứng cổ thường gặp

Đứng hoặc ngồi quá lâu

Trong thời gian làm việc, cổ của bạn phải làm việc giữ nguyên tư thế của cơ thể và chịu sức nặng của đầu. Ngồi sai tư thế, cúi gập cổ quá lâu cũng gây ra nhiều áp lực lên các cơ bắp ở vùng cổ.

Tư thế ngủ

Gối đầu quá cao có thể khiến cổ đau nhức khi thức dậy

Cấu trúc cổ chỉ thực sự được thả lỏng khi bạn nằm hoặc tựa lên những mặt phẳng thích hợp. Tuy nhiên, các tư thế ngủ như nằm sấp, đầu quay sang một bên lại chèn ép đến vùng cổ, dẫn đến đau cứng cổ sau khi ngủ dậy. Sử dụng gối quá cao khi ngủ cũng có thể dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ, với triệu chứng ban đầu là đau cứng vùng cổ, đau tê vùng vai gáy.

Stress kéo dài

Trong một số trường hợp, cơn đau nhức ở vùng cổ có thể xảy ra do căng thẳng trong công việc. Cơn đau có thể tái phát sau khi bạn tập thể dục cường độ cao hoặc không có đủ thời gian nghỉ ngơi trong công việc.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép dây thần kinh ở vùng cổ, gây ra những cơn đau dữ dội, hoặc đau dai dẳng nhưng tăng dần theo thời gian.

Cách xử trí khi đau nhức vùng cổ

Nếu triệu chứng đau cứng cổ kéo dài 3 – 4 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám ngay tại cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, những người thường xuyên khuân vác đồ nặng, tài xế hay nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ.

Các động tác giãn cơ cổ trước sau, hai bên, xoay khớp cổ (theo thứ tự từ trên xuống)

Trong trường hợp đau cứng cổ ở mức độ nhẹ, bạn có thể chườm ấm vùng cổ và hai vai để cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, bạn có thể thử một số động tác đơn giản sau để thả lỏng cơ cổ khi phải ngồi lâu trước bàn làm việc.

Giãn cơ cổ trước sau

- Bắt đầu bằng tư thế nhìn thẳng về phía trước, căng bả vai về phía sau.

- Cúi đầu về phía trước, giữ nguyên vị trí trong 5 giây rồi từ từ ngả đầu ra sau.

Giãn cơ cổ hai bên

- Ngả đầu sang bên trái một cách nhẹ nhàng, cố gắng để tai chạm vào vai.

- Giữ tư thế trong 5 giây, về vị trí ban đầu và lặp lại với bên phải. Thực hiện bài tập này vài lần mỗi ngày để thả lỏng cơ bắp và giảm đau cổ vai gáy.

Xoay khớp cổ

- Bắt đầu bằng tư thế nhìn thẳng về phía trước. Từ từ xoay đầu sang trái, đưa mắt qua vai nhìn về sau lưng. Xoay đầu với biên độ vừa phải để không gây ra đau đớn ở vùng cổ.

- Giữ tư thế trong 5 giây, trở về vị trí ban đầu và lặp lại với bên phải.

Quỳnh Trang H+ (Theo eMediHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp