- Chuyên đề:
- Suy tim
Các cơn đau tim thầm lặng cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim
Biến chứng tăng huyết áp trên trái tim như thế nào?
Khoa học chỉ ra những nguyên nhân hàng đầu gây suy tim
Bảo vệ răng miệng thế nào để phòng ngừa rung nhĩ, suy tim?
Tìm hiểu các nhóm thuốc điều trị bệnh mạch vành
Theo một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Circulation (Mỹ), các cơn đau tim thầm lặng cũng rất phổ biến, tương tự như với các cơn đau tim có triệu chứng thông thường.
Theo bác sỹ tim mạch Nicole Weinberg từ Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John (Mỹ), các cơn đau tim thầm lặng có thể diễn ra mà không có triệu chứng cảnh báo rõ rệt, nhưng thông thường vẫn có một số triệu chứng nhẹ khó nhận biết. Các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi, ợ nóng, khó thở, cảm giác khó chịu ở ngực/lưng/hàm… Các triệu chứng này thường dễ dàng bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác như khó tiêu, đau răng, tập thể dục quá sức.
Dù các triệu chứng này không nghiêm trọng, bác sỹ Nicole Weinberg cảnh báo cơn đau tim thầm lặng cũng nghiêm trọng như các cơn đau tim có triệu chứng thông thường.
Tại sao cơn đau tim thầm lặng lại nguy hiểm?
Các cơn đau tim (cả dạng thầm lặng hay dạng có triệu chứng) xảy ra khi không có đủ lượng máu tới nuôi tim. Trải qua cơn đau tim thầm lặng cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát đau tim sau này, làm tăng nguy cơ bị suy tim về lâu dài.
Bác sỹ Nicole Weinberg cho biết: “Điều quan trọng khi trải qua cơn đau tim là phải tìm cách khai thông động mạch bị tắc nghẽn ngay khi phát hiện. Điều này nhằm mục đích tránh tình trạng giảm lưu lượng máu tới tim, hạn chế hình thành mô sẹo có thể làm suy giảm khả năng hoạt động bình thường của trái tim”.
Nghiên cứu trên tạp chí Circulation cho thấy các cơn đau tim thầm lặng có xu hướng phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới trải qua các cơn đau tim lại có nguy cơ tử vong cao hơn. Điều này có thể là do phụ nữ có xu hướng hay xem nhẹ các triệu chứng họ gặp phải.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cơn đau tim thầm lặng có xu hướng phổ biến hơn ở những người cao tuổi mắc đái tháo đường.
Với cơn đau tim có triệu chứng thông thường, bác sỹ có thể đưa ra các phương pháp điều trị như phẫu thuật, dùng thuốc, thay đổi lối sống. Tuy nhiên, với cơn đau tim thầm lặng, bạn sẽ không được tiếp cận với những phương án điều trị kịp thời, không có kế hoạch phòng ngừa các cơn đau tim tái phát.
Bạn sẽ chỉ biết mình có vấn đề về tim mạch khi các triệu chứng suy tim bắt đầu xuất hiện, do cơn đau tim thầm lặng dần làm tổn thương cơ tim.
Cách nhận biết dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim thầm lặng
Nếu bạn nghĩ mình đang trải qua các triệu chứng của cơn đau tim, hãy đi cấp cứu ngay lập tức, ngay cả khi các triệu chứng này rất nhẹ. Bạn cũng nên chủ động đi khám sức khỏe nếu thấy mình hay bị mệt mỏi, khó thở, khó tiêu… trong một khoảng thời gian dài.
Lưu ý: Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim thầm lặng bao gồm trong gia đình bạn có người từng bị đau tim, tuổi cao, lười vận động, hút thuốc lá, béo phì, bạn bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường…
Vi Bùi (Theo Insider)
TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm Khang có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.
Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014.
Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219
Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn