- Chuyên đề:
- Suy tim
Người bệnh mạch vành có thể dùng một số loại thuốc làm giãn mạch, thuốc chẹn beta…
Chuyên gia làm rõ 4 lầm tưởng thường gặp về bệnh suy tim
Suy tim trái và suy tim phải có gì khác biệt?
Bệnh suy tim có chữa được không, có cách nào điều trị hiệu quả?
Tìm hiểu các cây thuốc Nam trị bệnh hở van tim hiệu quả
Các nhóm thuốc Tây y trong điều trị bệnh mạch vành
Thông thường, các bác sỹ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc điều trị bệnh mạch vành nhằm hạn chế và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, đồng thời cải thiện lượng máu đến nuôi tim. Các thuốc thường được dùng bao gồm:
Thuốc giãn mạch vành giúp giảm gánh nặng cho tim, phòng và điều trị đau thắt ngực
Các thuốc giãn mạch vành thường được sử dụng phổ biến trong điều trị tim mạch là thuốc nitrat (như Nitroglycerin, Nitromint, Risordan…) có tác dụng mở rộng lòng mạch máu, làm giảm các cơn đau tức ngực, tăng cường lưu lượng máu đến tim. Thuốc được dùng khi có cơn đau hoặc trước khi gắng sức, vận động.
Thuốc có loại giải phóng nhanh (dạng xịt, ngậm dưới lưỡi) làm giảm cơn đau thắt ngực tức thời và viên giải phóng kéo dài (dùng đường uống) trong điều trị đau thắt ngực mạn tính. Ngoài ra, thuốc giãn mạch vành còn có dạng miếng dán trên da có tác dụng kéo dài, nhưng ít được dùng hơn do có thể gây kích ứng tại chỗ.
Khi nhóm thuốc giãn mạch vành dần trở nên kém hiệu quả, bác sỹ có thể kê đơn một số thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới như Ivabradine (thuốc Procoralan) hay Trimetazidine (thuốc trợ tim vastarel) cho người bệnh mạch vành.
Lưu ý khi dùng thuốc: Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là khi đứng dậy đột ngột. Để tránh các tác dụng phụ này, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:
- Trong vòng 15 phút sau khi uống thuốc, bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ để tránh hạ huyết áp tư thế đột ngột, hay làm giảm dòng máu về tim gây choáng ngất.
- Đối với viên giải phóng kéo dài, khi uống cần nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc. Bạn cũng nên nhớ uống thuốc cùng một thời điểm cố định hàng ngày để tránh quên liều.
- Nếu nhận thấy hiệu quả của thuốc giảm dần, hãy trao đổi với bác sỹ để được điều chỉnh liều phù hợp.
- Tuyệt đối không tự dừng thuốc đột ngột vì có thể làm tăng tần suất cũng như cường độ cơn đau thắt ngực.
Thuốc chẹn kênh calci giúp giảm đau thắt ngực
Thuốc chẹn kênh calci là nhóm thuốc làm giãn mạch nhanh và mạnh, làm tăng nhịp tim nên thường được bác sỹ chỉ định cho người bị đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim. Theo đó, thuốc chẹn kênh calci có thể làm giảm tính co của cơ trơn, giảm sức cản thành mạch, từ đó làm giảm huyết áp và chống co thắt động mạch vành.
Có 3 nhóm thuốc chẹn kênh calci phổ biến là dihydropyridine (DHP), phenylalkylamine và benzothiazepine.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Thuốc chẹn kênh calci có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng khác. Do đó, bạn nên chủ động thông báo với bác sỹ về các loại thuốc, sản phẩm bổ sung mà mình đang dùng để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ do thuốc chẹn kênh calci.
- Những người đang dùng thuốc chẹn kênh calci để điều trị bệnh mạch vành cũng nên kiêng ăn bưởi chùm hay uống nước ép bưởi chùm. Loại quả này có thể can thiệp vào quá trình bài tiết của thuốc, ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể. Nếu thích ăn bưởi chùm, hãy uống thuốc cách thời gian ăn ít nhất 4 tiếng.
Thuốc hạ mỡ máu statin giúp ổn định mảng xơ vữa
Nhóm thuốc statin bao gồm các loại thuốc có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme gan (HMG-CoA). Đây là các enzyme có nhiệm vụ sản sinh ra cholesterol “tốt” HDL, giúp điều trị rối loạn mỡ máu và giảm biến chứng liên quan.
Hiện nay, trên thị trường, các thuốc statin được chấp thuận sử dụng cho điều trị bệnh mạch vành bao gồm: Lovastatin (Mevacor hoặc Altocor), pravastatin (Pravachol), fluvastatin (Lescol), atorvastatin (Lipitor), simvastatin (Zocor), rosuvastatin (Crestor). Theo đó, sử dụng các thuốc statin có thể giúp người bệnh mạch vành ổn định và làm chậm phát triển các mảng xơ vữa động mạch.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Để tăng hiệu quả của thuốc statin, bạn nên chú ý duy trì lối sống lành mạnh (có chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, không uống rượu bia).
- Để phòng ngừa và giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không tự ý dùng hay ngừng dùng thuốc statin nếu không có chỉ định của bác sỹ. Bạn cũng nên trao đổi ngay với bác sỹ nếu thấy có dấu hiệu đau gân cơ hoặc mệt mỏi khi dùng thuốc statin.
Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu (như Aspirin, Plavix, Ticlid…) có tác dụng ngăn ngừa hình thành và làm chậm sự tiến triển của huyết khối trong lòng động mạch vành, giảm xơ vữa mạch máu. Thuốc được dùng thường xuyên khi người bệnh mạch vành không bị xuất huyết tiêu hóa hoặc loét dạ dày tá tràng.
Lưu ý khi dùng thuốc: Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong thời gian kéo dài có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, ví dụ như chảy máu chân răng, chảy máu cam, gây ra tình trạng hay xuất hiện vết bầm tím, vết thương lâu cầm máu, kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường…
Nếu gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên liên hệ lại ngay với bác sỹ để được điều chỉnh liều hoặc loại thuốc cho phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Thực hiện xét nghiệm chỉ số đông máu (INR) thường xuyên hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ để kịp thời điều chỉnh liều thuốc.
- Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm, tránh các hoạt động có thể gây chấn thương và có nguy cơ chảy máu cao.
- Thông báo cho bác sỹ các thuốc chống đông đang dùng nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật có thể gây chảy máu khác.
- Đối với người đang uống thuốc chống đông kháng vitamin K: Cần hạn chế các thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau cải (cải xanh, cải bó xôi, súp lơ trắng…) vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Ngoài các loại thuốc Tây y, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng tốt cho người bệnh mạch vành. Đặc biệt là những cây thuốc đã được chứng minh hiệu quả qua các nghiên cứu khoa học như đan sâm, hoàng đằng, tam thất…
Tại Việt Nam, có một sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần là các thảo dược đan sâm, hoàng đằng kết hợp với cao natto, L-carnitine đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả hỗ trợ giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đánh trống ngực, hồi hộp và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) năm 2014.
Các thuốc điều trị bệnh mạch vành sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn nếu không dùng đúng cách. Vì vậy, bạn cần hết sức tuân thủ chỉ định của bác sỹ và liên hệ ngay với bác sỹ để được xử trí kịp thời nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Vi Bùi (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.
Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.
Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn