Biện pháp bảo vệ cơ thể khi trời mưa rét

Người dân mặc áo mưa khi ra đường vào sáng sớm (Ảnh: Tiền Phong)

Mật ong chữa ho và cảm lạnh tốt hơn kháng sinh?

Bị cảm lạnh, cúm: Uống gì để giảm nghẹt mũi, khó chịu?

Trẻ nhỏ bị ngạt mũi có nên dùng thuốc thông mũi?

Biện pháp cải thiện lưu thông máu trong mùa lạnh

Mặc ấm khi đi ra ngoài

Do thời tiết mùa Đông thay đổi thất thường, bạn cần luôn mặc ấm để đề phòng gió hoặc mưa lạnh và luôn mang theo áo mưa hoặc ô để sử dụng, kể cả khi trời mưa nhỏ.

Trong thời tiết này, bạn nên mặc các loại áo khoác gió có khả năng chống thấm nước, ngăn chặn thân nhiệt thoát ra ngoài dẫn đến nhiễm lạnh. Bên trong áo khoác, bạn có thể mặc nhiều lớp quần áo mùa Thu Đông, dễ dàng cởi bớt khi nhiệt độ tăng.

Làm khô người ngay sau khi đi mưa về

Nước mưa ngấm vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sốt, đau đầu, cảm cúm. Do đó, nếu bạn bị dính mưa khi đi làm về, hãy lau khô người và thay một bộ quần áo mới, sau đó sấy khô tóc. Trong trường hợp không có quần áo để thay, bạn có thể dùng một chiếc khăn bông để thấm bớt độ ẩm trên quần áo.

Bạn cũng thể mang theo một bộ quần áo khô dự phòng ở nơi làm việc hoặc khi đi học để thay nếu quần áo bị ẩm do mưa.

Làm ấm cơ thể nhiễm lạnh do mưa

Trà gừng giúp làm ấm cơ thể từ bên trong

Sau khi cơ thể đã khô ráo, bạn hãy uống nước ấm (khoảng 40 – 50 độ) như trà gừng, cà phê để làm tăng thân nhiệt. Khi ở nhà, bạn có thể trùm chăn, dùng máy sưởi để làm ấm cơ thể từ bên ngoài.

Vào mùa Đông, các món soup, canh không chỉ ấm bụng mà còn giúp bạn chống chọi với mưa lạnh tốt hơn. Bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia, vì đồ uống có cồn làm giãn mạch máu, khiến bạn mất nhiệt nhiều hơn.

Kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh

Khi hệ miễn dịch suy yếu, bạn có thể bị cảm lạnh ngay sau khi dính mưa. Bệnh cảm lạnh gây ra những triệu chứng như: Chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng…

Ăn tô cháo nóng giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả

Các biện pháp giải cảm dân gian có thể thực hiện tại nhà là uống trà gừng nóng, xông hơi với thảo dược (lá sả, ngải cứu, hương nhu, bưởi, bạc hà) hoặc ăn cháo nóng thịt nạc với nhiều hành. Các biện pháp này khiến bạn đổ mồ hôi. Do đó, sau khi thực hiện những phương pháp này, bạn cần ở trong phòng nghỉ ngơi, mặc quần áo khô và ấm, tránh tiếp xúc với gió lạnh.

Trong thời tiết lạnh, bạn cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn uống để cải thiện sức đề kháng. Bạn nên ăn nhiều gia vị có tính ấm như tỏi, gừng, hạt tiêu để giúp cơ thể chống chọi với thời tiết lạnh tốt hơn. Do cơ thể nhạy cảm với mưa rét vào sáng sớm, bạn nên ăn sáng đầy đủ với các món nóng.

Khi có hiện tượng đau họng, bạn nên uống nhiều nước, súc họng hàng ngày với nước muối ấm. Bạn có thể uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho vào sáng sớm. Nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài không khỏi, đi kèm tình trạng da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, rét run, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thường xuyên cập nhật thời tiết

Thời tiết mùa Đông có thể thay đổi thất thường. Bạn nên thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết tại các nguồn uy tín để chuẩn bị quần áo, trang phục phù hợp với nhiệt độ ngày mai.

Tại miền Bắc, thời điểm đêm và sáng sớm trời lạnh hơn bình thường, do đó, cha mẹ cần cho trẻ nhỏ mặc ấm khi ra đường vào thời điểm này.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp