Điểm danh 8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nếp cẩm

Gạo nếp cẩm - loại thực phẩm thân quen và rất giàu dinh dưỡng

Công dụng của nếp cẩm với phụ nữ

Cơm rượu nếp cẩm "giết sâu bọ"

Điểm tâm sáng với xôi nếp cẩm, kiwi

5 bước nấu cơm ngon, thơm, dẻo, lạ vị

Nếp cẩm từ lâu đã được người dân châu Á ưa chuộng. Theo truyền thuyết cổ đại của người Trung Quốc, nếp cẩm là loại gạo chỉ dành riêng cho vua và những người trong hoàng tộc do loại gạo này rất giàu giá trị dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh. Nếu ở trong thời kỳ đó mà bị bắt quả tang ăn gạo nếp cẩm, có thể bạn sẽ phải ngồi tù.  

Gạo nếp cẩm được người châu Âu coi là "siêu thực phẩm"

Ngày nay, nếp cẩm có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Người châu Âu còn coi nếp cẩm là một loại “siêu phực phẩm”.

Giá trị dinh dưỡng của nếp cẩm vượt trội so với gạo lứt và gạo trắng

Gạo trắng không thực sự là một loại thực phẩm bổ dưỡng do nó là một dạng carbs đơn – có thể gây nên sự gia tăng nhanh chóng và sụt giảm đột ngột lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, cảm thấy nhanh đói.

Gạo trắng là một dạng carbs đơn không thực sự tốt cho sức khỏe

Gạo lứt là lựa chọn tốt hơn nhiều so với gạo trắng, song gạo nếp cẩm thực sự còn tốt hơn. Nếp cẩm có chứa lượng calories ít hơn, carbs ít hơn và nhiều protein hơn cả gạo lứt và gạo trắng.

Gạo nếp cẩm tốt hơn gạo trắng và gạo lứt

Trong 60gr gạo nếp cẩm có 160calo, 5gr chất béo (tương đương 2% RDV - giá trị dinh dưỡng cơ thể cần hàng ngày), 34gr carbs – 11%  RDV, 2gr chất xơ – 8% RDV, 1gr đường, 5gr protein, không chất béo bão hòa, không cholesterol. Trong khi đó, gạo lứt có 170calo, 45gr carbs, 4gr protein và gạo trắng có 180 calo, 53gr carbs và 3gr protein.

Gạo nếp cẩm giàu chất chống oxy hóa

Nếp cẩm thực sự nổi trội hơn gạo lứt và gạo trắng nếu so về hàm lượng các chất chống oxy hóa. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các loại gạo cho thấy, chất chống oxy hóa trong gạo nếp cẩm cao hơn gạo lứt hay gạo trắng khoảng 6 lần.

Nếp cẩm giàu chất chống oxy hóa hơn việt quất

Hơn thế nữa, nếp cẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn quả việt quất. Trong khi, việt quất được xếp hạng nhất về hàm lượng chất chống oxy hóa khi so với 40 loại trái cây và rau củ khác.

Một nghiên cứu năm 2010 tại Hiệp hội Hóa học Mỹ cho thấy 1 thìa cám gạo nếp cẩm (tương đương 10 thìa gạo nếp cẩm nấu chín) chứa hàm lượng anthocyanin cao hơn 1 thìa việt quất tươi. Anthocyanin là chất chống oxy hóa rất mạnh, mang tới màu sắc cho quả việt quất và cũng có những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Ngoài ra, cám gạo nếp cẩm cũng chứa ít đường, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa vitamin E hơn so với quả việt quất.

Gạp nếp cẩm giúp chống viêm

Các nghiên cứu từ Đại học Suwon của Hàn Quốc đã phát hiện ra khả năng chống viêm da đến từ cám gạo nếp cẩm và cám gạo nâu. Trong khi cám gạo lứt không ngăn chặn được phản ứng viêm, gạo nếp cẩm lại làm được điều này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra gạo nếp cẩm cũng hữu dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị những bệnh viêm mạn tính.

Nếp cẩm giúp ức chế phản ứng viêm

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of International Immunopharmacology phát hiện ra rằng thành phần chính trong gạo nếp cẩm (C3G) có hiệu quả cao trong việc ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.


Gạo nếp cẩm giúp ổn định cân nặng

Một lợi ích sức khỏe của gạo nếp cẩm là giúp mọi người đạt và duy trì cân nặng ổn định.

Nếp cẩm giúp duy trì cân nặng ổn định

Nghiên cứu năm 2008 của Cục Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Đại học Hanyang Hàn Quốc cho thấy những người ăn gạo nâu và gạo nếp cẩm giảm cân tốt hơn, có chỉ số BMI ổn định hơn và ít mỡ hơn những người ăn gạo trắng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thể khẳng định được gạo nếp cẩm giúp giảm cân mà chỉ làm nổi bật vai trò của chất xơ trong gạo nếp cẩm trong việc duy trì cân nặng ổn định.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy công dụng của gạo nếp cẩm trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Nutrition cho thấy gạo nếp cẩm giúp giảm mảng bám, giảm xơ vữa động mạch hiệu quả. Nghiên cứu năm 2013 của các nhà khoa học Mỹ cũng đánh giá cao lợi ích của gạo nếp cẩm trong việc ức chế hấp thu cholesterol.

Nếp cẩm tốt cho tim

Tăng cường sức khỏe gan

Gan là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm chuyển các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng. Nó cũng giúp điều tiết các loại hormone và đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc, thanh lọc cơ thể.

Nếp cẩm giúp cải thiện sức khỏe gan

Năm 2012, tạp chí Nutrition & Metabolism đã công bố nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất gạo nếp cẩm đối với bệnh gan nhiễm mỡ không cồn. Học viện Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất anthocyanin từ gạo nếp cẩm đối với những con chuột bị tổn thương gan do rượu mạn tính. Theo đó, những con chuột được bổ sung chất chống oxy hóa bị tổn thương gan do rượu ít hơn. Cả 2 nhiên cứu cho thấy tác dụng của gạo nếp cẩm trong việc tăng cường sức khỏe gan.

Cải thiện khả năng nhận thức

Sau khi xem xét tác động của gạo đen đến chức năng nhận thức, người ta nhận thấy rất nhiều liên kết giữa chức năng của não với chất chống oxy hóa anthocyanin.

Nếp cẩm giúp ngăn ngừa lão hóa, cải thiện nhận thức 

Nghiên cứu trên 16.000 bệnh nhân cho thấy việc ăn các loại thực phẩm giàu anthocyanin có thể ngăn ngừa lão hóa và khả năng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở anthocyanins còn cao hơn flavonoid.

Nghiên cứu năm 2009 trên chuột cũng cho thấy những con chuột được bổ sung anthocyanins giúp cải thiện trí nhớ tốt hơn những con chuột bình thường.

Chống ung thư

Chất chống oxy hóa anthocyanins có trong gạo nếp cẩm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do dẫn đến ung thư.

Nếp cẩm giúp phòng chống ung thư

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy anthocyanin giúp ngăn chặn sự di căn của khối u trong tế bào ung thư vú. Tạp chí Journal Chemico-Biological Interactions cũng đã công bố một nghiên cứu cho thấy công dụng của chất anthocyanins trong việc ngăn chặn sự di căn của các khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Thu Hà H+ (Theo Nutritionsecrets.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng