- Chuyên đề:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
Điểm mặt những chứng bệnh dạ dày phổ biến
Vì sao người cao tuổi thường mắc bệnh dạ dày?
Người viêm loét dạ dày nên biết sợ mùa Thu
Bố mẹ sốc vì bé 5 tuổi suýt bị ung thư vì "lây" từ ông ngoại
Bệnh viêm loét dạ dày có di truyền không?
Viêm dạ dày cấp tính
Bệnh có nguyên nhân chủ yếu từ việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt ở người cao tuổi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn khó tiêu, nhai không kỹ, uống nhiều thuốc kháng sinh hay kháng viêm…
Viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng (từ vài giờ đến vài ngày) do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Đặc điểm lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính là: Xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng.
Các bác sỹ chuyên khoa dạ dày cho rằng, từ viêm dạ dày cấp, nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm dạ dày mạn tính, vì niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp.
Viêm dạ dày mạn tính là sự thay đổi có tính viêm loét mạn tính và tính ăn mòn của niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, polyp dạ dày, u lành tính ung thư dạ dày. Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…
Nhóm tuổi mắc viêm dạ dày mạn tính cao nhất là 40 - 49 tuổi, tiếp theo là 30 - 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 - 59 tuổi
Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc viêm dạ dày mạn tính thấp hơn các nhóm tuổi khác, tuy nhiên vì phần lớn viêm dạ dày mạn tính không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm với rối loạn tiêu hoá nên bệnh để lâu ở nhóm đối tượng này mà không chữa trị sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Viêm loét dạ dày - tá tràng
Đây là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề niêm mạc dạ dày tạo cảm giác đau đớn cho người bệnh. Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mạn tính nguy hiểm, có tỷ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, dễ tái phát và dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm (chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…).
Những người cao tuổi thường mắc chứng tăng calci máu, đặc biệt là nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng là đối tượng dễ bị viêm loét dạ dày. Những người có tiền sử viêm loét thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Các vết loét dạ dày ở người cao tuổi xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trong dạ dày, hay gặp nhất là vùng hang vị, tiền môn vị. Đối vời người cao tuổi, người già đường kính chỗ loét thường sẽ là trên 3cm, độ dài trên 5cm, trong khi diện tích vết loét ở người bệnh trẻ tuổi tương đối nhỏ. Người già bị viêm loét dạ dày có tới 50% bị đau ở vùng bụng, một số người bị đau ở vùng sau ức, tương tự như đau tim, rất ít trường hợp có hiện tượng ợ chua, còn người mắc bệnh trẻ tuổi lại có đến 80% có triệu chứng điển hình bụng trên đau, ợ chua nhiều.
Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
Trong tiêu hóa bình thường, khi thức ăn trôi xuống dạ dày qua thực quản, cơ vòng thực quản (LES) sẽ đóng lại và ngăn không cho thức ăn bị ép trở lại (do dạ dày luôn luôn tiến hành co bóp). Tuy nhiên, một số người có cơ vòng thực quản yếu hoặc bị rối loạn chức năng đóng mở, làm thức ăn hay dịch dạ dày trào ngược lại thực quản gây ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ăn không tiêu gây khó chịu… Khi acid trào lên thực quản, nó khiến cho thực quản bị ăn mòn gây lở loét, viêm thậm chí là ung thư.
Acid dạ dày cũng có thể khiến phổi và vòm họng bị tổn thương nặng nề
Người cao tuổi bị trào ngược dạ dày - thực quản thường có ít triệu chứng điển hình hơn so với những người trẻ tuổi. Thay vào đó, các triệu chứng có thể bao gồm: Đau ngực, nghẹn/khó nuốt, viêm thanh quản, đau cổ họng thường xuyên, ho, thở khò khè, buồn nôn hay nôn kéo dài…
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh dạ dày ở người cao tuổi?
Để giảm thiểu những nguy cơ dẫn đến bệnh dạ dày, người cao tuổi cần tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học như: Ăn ngủ nghỉ đúng giờ; Năng vận động; Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất có cồn; Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid bừa bãi mà không có sự chỉ định của bác sỹ; Tự trang bị cho bản thân một lượng kiến thức nhất định về cách phòng tránh các bệnh dạ dày; Sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày có thành phần Dạ cẩm, Khổ sâm nam, Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), Tam thất nam...
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Thực phẩm chức năng Bảo Vị An
Thực phẩm chức năng Bảo Vị An có thành phần: Cao Dạ cẩm, Cao Khổ sâm nam, Cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), Cao Tam thất nam.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, giảm triệu chứng đau tức, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị; Giúp giảm đau xung huyết hang vị, viêm thực quản do trào ngược và triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu; Giúp bổ tỳ, kiện vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, chảy máu và loét dạ dày, tá tràng tái phát.
XNQC: 852/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn