Cách ứng phó với cơn bốc hỏa

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh

Vượt qua cảm giác khó chịu ngày “đèn đỏ”

Mãn kinh: Đừng chủ quan với các cơn “bốc hỏa”!

Cách giảm bốc hỏa không dùng thuốc

Mũm mĩm, thừa cân thì thường bốc hỏa, khó chịu

Theo ước tính, những cơn bốc hỏa đang ảnh hưởng đến khoảng 3/4 phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đặc biệt, cơn bốc hỏa sẽ kéo đến thường xuyên trong khoảng 6 tháng đến 5 năm khi bạn bước sang tuổi mãn kinh.

Cơn bốc hỏa được mô tả là một cảm giác nóng dữ dội toàn cơ thể, đặc biệt là ở đầu. Triệu chứng nóng bừng có thể xuất hiện đột ngột và cũng nhanh chóng tan biến. Ngoài ra, bạn sẽ thấy các dấu hiệu khác như ngứa ran ở ngón tay, tim đập nhanh, da đỏ hồng, ra nhiều mồ hôi.

Bốc hỏa: Vì đâu?

Bốc hỏa có thể là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Ở mỗi phụ nữ, tần suất và mức độ ảnh hưởng của những cơn bốc hỏa thường khác nhau. 

Bên cạnh sự thay đổi hormone, có một số yếu tố cũng có thể góp phần gây nên các cơn bốc hỏa. Đó là dùng rượu, đồ uống giàu caffeine, ăn thức ăn cay nóng, nhiệt độ không khí cao, lo âu, căng thẳng, mặc quần áo quá chật, hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động.

Cách ứng phó và phòng ngừa với cơn bốc hỏa

Bạn có thể làm giảm các triệu chứng và tần suất xuất hiện của cơn bốc hỏa bằng một số thủ thuật đơn giản sau:

- Mặc quần áo thoáng mát, di chuyển tới khu vực thông thoáng nếu thấy ngột ngạt.

- Khi bị bốc hỏa, bạn có thể chườm mát bằng khăn bọc đá lạnh.

Ngột ngạt, nóng bức, ra nhiều mồ hôi là dấu hiệu điển hình của cơn bốc hỏa

- Bổ sung estrogen tự nhiên: Nghiên cứu cho thấy, tăng cường các loại thực phẩm giúp cơ thể tăng tiết estrogen như đậu nành, hạt lanh, hạt mè, tỏi... trong chế độ ăn uống sẽ làm giảm các triệu chứng bị gây ra bởi cơn bốc hỏa.

- Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Điều trị bằng hormone tổng hợp có thể là một lựa chọn cho đối tượng phụ nữ thường xuyên bị bốc hỏa gây suy nhược và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bổ sung estrogen bằng liệu pháp có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Ngoài ra, estrogen cũng được kết hợp với progestin để giảm nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Liệu pháp thay thế hormone có thể được áp dụng dưới dạng thuốc thuốc uống, thuốc bôi...

- Thuốc: Gabapentin và pregabalin có tác dụng giảm đau dây thần kinh cũng có thể điều trị các triệu chứng của cơn bốc hỏa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm venlafaxine (Effexor), fluoxetine (Prozac) và paroxetine (Paxil) để điều trị. Lưu ý, thuốc chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sỹ. 

- Châm cứu: Có thể hữu ích mà không gây ra nhiều tác dụng phụ như thuốc. Một nghiên cứu nhỏ được công bố trong năm 2011 đã chỉ ra rằng, những phụ nữ áp dụng phương pháp châm cứu được báo cáo có triệu chứng của mãn kinh ít hơn đáng kể, bao gồm cả cơn bốc hỏa.

- Thiền: Giúp quản lý căng thẳng, một trong những yếu tố kích hoạt cơn bốc hỏa ở nhiều phụ nữ.

- Thay đổi lối sống: Có một lối sống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá… có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi lên cơn bốc hỏa. Nó cũng giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể và phòng chống các căn bệnh mạn tính.

- Nên viết lại những gì bạn đã làm, chế độ ăn uống, tâm trạng và quần áo mặc mỗi khi có triệu chứng của cơn bốc hỏa. Sau vài tuần, nó sẽ giúp bạn thiết lập một danh sách phòng tránh tối thiểu các cơn bốc hỏa có thể ghé thăm.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết