Mụn mủ mọc quanh miệng thường là mụn độc, cần cẩn thận khi điều trị
Mọc mụn do bẩn hay do cơ địa?
Mẹo hay chăm sóc da mụn mùa hè
Thực phẩm ngừa mụn mùa nóng
Cách nhận biết đinh râu
Mụn đinh râu là một “vị khách” khó ưa và việc loại bỏ chúng cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng mụn, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số triệu chứng:
- Cảm thấy trên mép có vết sưng đau, nhìn vào thấy đỏ, sau đó mưng mủ và có ngòi như đầu đinh.
- Mụn tấy đỏ và tạo cảm giác đau nhức. Sờ vào vùng xung quanh thấy nóng.
- Trường hợp mụn nặng, cơ thể có thể bị sốt cao trên 40 độ, mệt mỏi và tinh thần bất an.
Mụn đinh râu có thể tự phát, hoặc bắt nguồn từ một vết xước, vết nặn mụn bình thường bị viêm nhiễm. Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ theo thời gian và nặng dần, gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp nhọt càng ngày càng sưng to, kèm theo nóng, đỏ và đau nhức, mệt mỏi, sốt li bì, cản trở các hoạt động bình thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị đinh râu an toàn
Khi mới phát hiện vết sưng đỏ, chưa có mủ: Dùng bông chấm cồn iod 1-3% lên chỗ sưng nhiều lần trong ngày. Sau đó, sử dụng kem bôi đặc trị để ngăn chặn ngay sự phát triển của mụn.
Khi đinh râu đã có mủ, đau nhức: Đến cơ sở y tế khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn. Trong trường hợp không có biểu hiện nghiêm trọng, hãy đợi vài ngày cho mụn “chín”, tự vỡ và dùng bông y tế thấm dịch, lấy đinh râu ra ngoài. Sau đó, rửa lại bằng cồn iod, tránh cọ xát làm xước vùng mụn vừa được tháo mủ.
Lưu ý khi tự chữa mụn đinh râu:
- Không chườm nóng/lạnh lên vết sưng đỏ.
- Không tự ý nặn hoặc gãi vùng sưng đỏ để tránh bị nhiễm trùng, khiến cho mụn bị nặng thêm.
- Không tự đắp các loại lá trực tiếp lên chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa hoặc nhiễm trùng, dẫn đến bội nhiễm, rất nguy hiểm.
Khi mủ đã chín, người bệnh nên đến thầy thuốc hoặc y tá tháo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật và chế độ vô khuẩn, vô trùng. Để an toàn cho quá trình chữa trị mụn đinh râu, bạn nên sử dụng loại kem bôi ngoài da được chiết xuất từ các loại thảo dược quý như neem (cây sầu đâu, xoan Ấn Độ), lô hội, sài đất, hoàng liên… giúp giảm quá trình phát triển mụn, nhanh liền sẹo và làm mờ vết thâm do mụn gây ra.
Đông Nhân H+
Bình luận của bạn