Đồ ăn vặt trẻ em chứa lượng muối, đường ở mức nguy hiểm
Bé gái 10 tháng tuổi nặng bằng trẻ lên 5
Trẻ béo phì dễ mắc bệnh ung thư thận và tuyến giáp
Trẻ béo phì nhưng vẫn... suy dinh dưỡng
Nên khống chế thời gian xem tivi của trẻ béo phì
Các đồ ăn vặt được khảo sát bao gồm bánh ngọt, xúc xích, bánh gạo, trái cây sấy khô, ngũ cốc… Trong đó, gần 80% đồ ăn vặt cho trẻ mới biết đi (từ 1 - 3 tuổi) có chứa lượng muối trung bình 1.500mg mỗi phần ăn, vượt mức khuyến cáo. Lượng muối trung bình trong đồ ăn vặt của trẻ mới đi học là 361mg, cao hơn mức khuyến cáo khoảng 1,5 lần.
Theo Viện Y học Hoa Kỳ, thực phẩm cho trẻ em không nên chứa quá 210mg mỗi phần.
Theo thống kê, gần 1/4 số trẻ em trong độ tuổi 2 - 5 ở Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì.
Ngoài ra, Viện Y học Hoa Kỳ khuyến cáo năng lượng từ chất ngọt chỉ nên chiếm 35% tổng năng lượng đối với mỗi khẩu phần, tuy nhiên theo khảo sát, tỷ lệ này là 47% trong sản phẩm hạt và hoa quả hỗn hợp cho trẻ sơ sinh, 66% trong sản phẩm hoa quả sấy, hơn 35% trong món tráng miệng từ sữa.
“Khẩu phần ăn chứa quá nhiều đường và muối góp phần làm tăng nguy cơ béo phì và tăng huyết áp ở thời thơ ấu và cả khi trưởng thành. Đường cung cấp lượng calorie không cần thiết và có hại cho sức khỏe”, Mary Cogswell – tác giả nghiên cứu, cho biết.
Cuộc khảo sát của CDC là tiếng chuông báo động cho các bậc phụ huynh bận rộn luôn coi đồ ăn vặt là giải pháp tình thế cho con nhỏ. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho các bữa ăn của trẻ. Trẻ cần được kiểm soát chế độ ăn muối và đường phù hợp để tránh nguy cơ tăng huyết áp và béo phì vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe về sau.
Các kết quả được đăng trên Tạp chí Pediatrics.
Bình luận của bạn