Đồ uống hỗ trợ ổn định đường huyết

Uống gì giúp ngăn đường huyết tăng?

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì đường huyết an toàn là bao nhiêu?

Phải làm sao để kiểm soát tình trạng đường huyết đột ngột thay đổi?

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thịt gì để ổn định đường huyết?

Mẹo kiểm soát đường huyết khi trời nắng nóng

Giữ nước là chìa khóa để duy trì cân bằng lượng đường trong máu. Vì máu được tạo thành chủ yếu từ nước, nên thậm chí bị mất nước nhẹ cũng có thể dẫn đến máu cô đặc hơn và lượng đường trong máu cao hơn. Dưới đây là một số đồ uống thân thiện với lượng đường trong máu mà bạn có thể sử dụng khi cảm thấy khát.

Nước

Uống đủ nước, đặc biệt là khi lượng đường trong máu tăng cao, có thể giúp giảm đường huyết, vì chất lỏng giúp hydrat hóa và tăng thể tích trong máu, làm loãng lượng đường trong máu. Uống đủ nước cũng tốt cho thận, vì những người có lượng đường trong máu cao và mắc đái tháo đường thường bị suy giảm chức năng thận do các mạch máu bị tổn thương.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy mặc dù thói quen uống nước sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ không đào thải lượng đường trong máu ra ngoài nhưng giúp bảo vệ chức năng thận. Những người có đường huyết cao nên tăng lượng nước uống hàng ngày, đặt mục tiêu uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày, uống thêm khoảng 250ml nước cho mỗi 30 phút tập thể dục.

Cà phê đen

Bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào là chất chống oxy hóa (còn gọi là polyphenol) đều có lợi cho đường huyết vì giúp giảm hấp thu đường carbohydrate và cải thiện sự hấp thu đường vào tế bào, ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.

Cà phê là một trong những loại đồ uống giàu polyphenol. Một đánh giá được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh đái tháo đường (Diabetes Care) cho thấy việc uống cà phê (chứa hoặc không chứa caffein) đều có liên quan đến giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Bạn có thể dùng cà phê đen để an toàn hơn cho đường huyết.

Trà xanh

Thói quen uống trà xanh hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu

Thói quen uống trà xanh hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu

Trà xanh cũng chứa nhiều polyphenol do đó giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Matcha là loại trà xanh có lượng polyphenol cao nhất. Bất kỳ loại trà đá không đường nào cũng có thể giúp bạn giữ nước mà không gây nguy cơ tăng đột biến đường trong máu. Bạn nên uống khoảng 6 chén trà xanh mỗi ngày. 

Các hợp chất trong trà xanh cũng có thể làm giảm viêm và các hormone gây căng thẳng trong cơ thể, có thể giúp chống lại tình trạng kháng insulin.

Nước mận khô nguyên chất

Nước ép mận khô hay nước mận khô (prune juice) nguyên chất chứa một lượng chất xơ tự nhiên hỗ trợ sức khỏe đường ruột, tác động đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giúp ổn định đường huyết đồng thời hạn chế cảm giác thèm ăn, thúc đẩy quá trình kiểm soát cân nặng. Bạn có thể uống 1/2 chén nước ép mận khô hoặc sử dụng như chất làm ngọt tự nhiên cho sinh tố, súp hoặc nước sốt.

Đồ uống làm tăng đường huyết

Bên cạnh những đồ uống hỗ trợ hạ đường huyết, một số loại khác có thể góp phần làm tăng đường huyết mà bạn nên hạn chế. Các loại đồ uống có thêm đường được cơ thể hấp thu nhanh chóng, có thể làm tăng đường trong máu và insulin, đặc biệt uống khi bụng đói. Do đó, khi mua đồ uống, bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm. Hạn chế uống các loại soda, nước tăng lực.

Lưu ý không uống đồ uống có đường khi bụng đói, vì chất lỏng được hấp thu qua ruột và vào máu trong vòng 15-30 phút. Nếu đồ uống có thêm đường, tốt nhất bạn nên cùng với bữa ăn có protein và chất béo để làm chậm quá trình hấp thu.

 
Nguyễn Thanh (Theo mindbodygreen)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết