Người độc thân dễ mất trí nhớ hơn người có gia đình

Người trung tuổi, cao tuổi không nên duy trì tình trạng độc thân

Vai trò của hình ảnh protein amyloid trong não đối với bệnh nhân Alzheimer

Mắc bệnh Alzheimer có được hiến tạng?

Gây mê trong phẫu thuật có làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer?

Điều trị bệnh mất trí nhớ như thế nào?

Nếu không kết hôn, những người trung niên chuẩn bị bước vào tuổi già sẽ có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ cao gấp hai lần so với những người có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, một nghiên cứu mới cho thấy.

Độc thân khiến nguy cơ mất trí nhớ tăng mạnh

Nghiên cứu này được thực hiện trên một số lượng lớn người tham gia: Hơn 2,2 triệu người. Cụ thể, nguy cơ khởi phát sớm bệnh mất trí nhớ sẽ tăng lên gấp đôi, khởi phát muộn bệnh mất trí nhớ sẽ tăng lên 40%. Kết quả nghiên cứu này mở rộng cho những nghiên cứu trước về tình trạng ly hôn, góa bụa hoặc độc thân mãi mãi… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Những người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 50 – 74 ở Thụy Điển – đất nước có hệ thống hồ sơ y tế cá nhân rất chi tiết và rõ ràng. Phụ nữ độc thân và nam giới độc thân đều bị tăng nguy cơ cao mắc bệnh mất trí nhớ như nhau.

“Chúng tôi nhận thấy những người sống độc thân khi bước vào tuổi già có nguy cơ cao hơn mắc bệnh mất trí nhớ. Do đó, những người này cần được tư vấn sớm về nguy cơ và được sàng lọc để dự phòng và điều trị sớm khi bệnh khởi phát”, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu.

Hiện nay, căn bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ vẫn chưa có khả năng điều trị khỏi, phần trí nhớ mất đi không có khả năng lấy lại. Do đó, cách tốt nhất cho bệnh nhân và những người có nguy cơ cao là duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao và sử dụng thực phẩm chức năng để ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ xảy ra.

Tiêu Bắc H+ (Theo Express)

Càng căng thẳng, càng dễ mắc Alzheimer - Ảnh 5
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già