Mẹ ơi, vì sao con được sinh ra?

Trẻ sẽ học được nhiều kiến thức hơn với những câu hỏi vì sao.

Loạt ảnh khiến bạn phải "cay mắt" về trẻ em trong năm 2014

Mẹ dùng điện thoại trong bữa ăn, con chịu thiệt

10 sự thật bất ngờ về tự kỷ

Việt Nam đi đầu trong cuộc chiến chống suy dinh dưỡng

Cớ sao trẻ luôn hỏi “vì sao”?

Câu hỏi “vì sao?” phản ánh sự quan sát, khả năng tư duy và mong muốn tìm hiểu của bé với thế giới bên ngoài. Từ 1 - 2 tuổi, bé chỉ biết hỏi những câu đơn giản như: “Cái gì đây?”; “Con gì?”; “Nó đâu rồi?”; “Màu gì?”… Từ 3 tuổi trở lên, bé luôn miệng đặt câu hỏi: “Vì sao?”. Điều này cho thấy bé muốn tìm hiểu bản chất, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, không dễ dàng chấp nhận những điều người lớn xem là hiển nhiên. Ví dụ khi bé hỏi: “Tại sao mắt không mở sang hai bên như cửa sổ?”, tức là bé đang so sánh sự khác biệt giữa hai sự vật, và thắc mắc muốn tìm hiểu lý do. Những câu hỏi của trẻ thể hiện tính chủ động trong việc tìm hiểu những sự vật xung quanh. Việc dám hỏi, dám so sánh của trẻ thể hiện chính kiến của trẻ trước khi chấp nhận một vấn đề…

Mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh đều có khả năng cuốn hút sự tò mò của trẻ

Câu hỏi “vì sao” cũng là cách để trẻ học hỏi rất nhiều từ cuộc sống. Những đứa trẻ hay hỏi hoặc thắc mắc là những đứa trẻ thông minh. Người lớn chúng ta muốn biết về một điều gì đó thì có thể dễ dàng tìm hiểu bằng nhiều hình thức, còn trẻ nhỏ muốn tìm hiểu về những sự việc diễn ra xung quanh chỉ có cách hỏi người lớn như cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị... 

Theo một nghiên cứu tâm lý học ở Mỹ, trí lực con người đạt cao nhất lúc 17 tuổi. Nếu coi mức đó là 100% thì trẻ lúc 4 tuổi có thể phát triển được 50%, 5 - 8 tuổi thêm 30%. Như vậy, sự phát triển trí lực của 4 năm đầu bằng cả 13 năm sau. Điều đó chứng tỏ giai đoạn từ 1 - 6 tuổi bé học hỏi rất nhiều, hình thành thói quen tư duy, suy nghĩ và tìm tòi một cách chủ động. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu này để khuyến khích con học hỏi và phát triển hơn nữa. Về giáo dục, cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, cùng trẻ tìm ra cách trả lời và học hỏi thông qua những đáp án đó.

Khôn khéo trước những câu hỏi khó của trẻ

Đừng bao giờ để trẻ phát hiện ra bạn đang cố tình trốn tránh những câu hỏi của trẻ vì sẽ khiến chúng cảm thấy mình không có giá trị. Điều này có thể dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm cho trẻ. Bạn đừng bao giờ trở nên cáu gắt mỗi khi bé muốn hỏi điều gì cho dù thật sự bạn rất mệt.

Muốn biết được mục đích xuất hiện của các “vì sao”, bố mẹ cần hiểu hơn về tính cách và tâm lý của con mình. Bạn luôn muốn con học hỏi bằng nhiều cách. Vậy, đặt câu hỏi cũng là cách con học hỏi. Do đó, hãy khuyến khích con thay vì trách ngược trở lại “con hỏi nhiều quá!”. Một khi đã hiểu được vai trò của những “vì sao” này trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, bạn cần nhớ:

1. Câu trả lời phải đúng sự thật. Nếu điều đó liên quan đến chân lý khoa học hãy trả lời con một cách logic và khoa học bằng những diễn đạt từ ngữ xúc tích, dễ hiểu nhất. 

Hãy trả lời câu hỏi của bé một cách đơn giản và dễ hiểu nhất

2. Nếu bạn chưa kịp có câu trả lời ngay, hãy đố ngược lại trẻ để chúng tự suy nghĩ câu trả lời của riêng mình. Trong thời gian đó, bạn có thể tra từ điển bách khoa hoặc tìm kiếm google để có câu trả lời đúng cho trẻ. 

3. Trẻ sẽ có những câu hỏi không theo logic như tư duy của người lớn khiến bạn bật cười nhưng đừng cười nhạo trẻ. Bạn có thể tỏ ra ngạc nhiên bằng những lời cảm thán để trẻ cảm thấy phấn khích hơn với vấn đề mình đã đặt ra. 

Hãy đặt câu hỏi cho con theo kiểu gợi mở

4. Hãy hỏi con theo kiểu gợi mở như: “Theo con, con chó cần mấy chân thì đi tốt?"; "Ông mặt trời nên có màu gì thì đẹp?"; "Con thích trái táo có múi không?”… Qua những câu trả lời ngô nghê của trẻ bạn sẽ biết được thiên hướng của trẻ như thế nào? Bé có sở thích với điều gì?... 

Hãy cảm thấy vui vì con biết hái những “vì sao” xuống cho bố mẹ. Điều đó chứng tỏ con bạn có một tư duy tuyệt vời về vạn vật. Việc khám phá cùng con những điều lý thú từ cuộc sống sẽ giúp bạn có thêm những khoảnh khắc tìm lại chính mình cũng như trải nghiệm và gắn kết khăng khít tình yêu thương gia đình hơn. Để rồi, mỗi thời khắc bạn bên con cái là lúc bạn cảm thấy hạnh phúc nhất.

Theo Tiến sỹ Tâm lý giáo dục Võ Văn Nam - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: “Dù câu hỏi thế nào thì cũng là cơ hội để phụ huynh nuôi dưỡng sự ham học hỏi ở trẻ, đồng thời, là dịp để cha mẹ bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt. Không nên coi thường và quay lưng với những câu hỏi này dù bận rộn đến mấy”. 
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ