Tích trữ quá nhiều dữ liệu, tệp tin có thể gây ra quá tải cho người sử dùng thiết bị kỹ thuật số
Giảm căng thẳng tinh thần cho bệnh nhân ung thư bằng yoga
Xem phim truyền hình Hàn Quốc, cách hay để giải tỏa stress
Yoga cho trẻ em rèn luyện thân - tâm
Ăn quả mọng giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất
“Rác thải” thời kỹ thuật số
Người sử dụng các thiết bị số ít nhiều từng gặp phải tình trạng bộ nhớ cảnh báo đầy do chứa hàng nghìn hình ảnh, tin nhắn, email tràn đầy điện thoại, máy tính. Không chỉ gây ra căng thẳng, lo âu và quá tải cho người dùng, sự bừa bộn còn có thể dẫn tới chứng rối loạn tích trữ (digital hoarding). Đây là một vấn đề tâm lý với đặc trưng tích lũy dữ liệu một cách thái quá mà không thể xóa bỏ, ngay cả khi chúng không còn giá trị sử dụng
Có người giữ lại nhiều bức ảnh trong điện thoại vì muốn lưu giữ kỷ niệm; Người không dám xóa những tài liệu, hồ sơ từ thời đi học hoặc công việc cũ chỉ để đề phòng. GS.TS Emanuel Maidenberg - Trường Y David Geffen, Đại học California Los Angeles cho biết, đôi khi hành vi này có thể biến thành việc tích trữ một lượng lớn thông tin không cần thiết.
Do bắt nguồn từ sự lo âu, sợ sẽ cần đến thông tin sau này, thói quen tích trữ thông tin số thường gây ra nhiều khó khăn cho người mắc phải.
Còn theo nhà tâm lý học Susan Albers – hệ thống Cleveland Clinic (Mỹ), sự bừa bộn trong môi trường kỹ thuật số cũng gây căng thẳng không kém ngoài đời thực. Não bộ của con người có xu hướng ưa thích sự đơn giản và rõ ràng hơn là sự lộn xộn. Điện thoại liên tục nhảy lên thông báo dễ làm mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn.
TS Sanjaya Saxena – Quỹ OCD Quốc tế, ước tính, có 3-5% dân số toàn cầu mắc chứng rối loạn tích trữ. Một nghiên cứu năm 2020 phân loại 4 kiểu rối loạn tích trữ thời kỹ thuật số: Người tích trữ có tổ chức; Người tích trữ lộn xộn; Người lưu trữ dữ liệu thay mặt cho công ty của họ; Người lưu trữ vì lý do tình cảm và thường lo lắng mất dữ liệu.
Làm thế nào để biết liệu bạn có đang gặp phải hành vi tích trữ kỹ thuật số hay không? TS Saxena chỉ ra một vài dấu hiệu gồm: “Rác kỹ thuật số” chiếm quá nhiều bộ nhớ trên thiết bị của bạn đến mức không thể lưu trữ những thứ khác; Việc xem đi xem lại dữ liệu ấy lấy đi thời gian của các hoạt động cần thiết hoặc cản trở cuộc sống.
Làm thế nào để giảm tải gánh nặng kỹ thuật số?
Theo nhà tâm lý học Albers, chủ động dọn dẹp, loại bỏ những dữ liệu số không cần thiết có thể đem lại tác dụng thần kỳ cho sức khỏe tinh thần. Bước đầu, bạn có thể dành vài phút mỗi buổi sáng để kiểm tra điện thoại, xóa một vài email hoặc các thông báo không có giá trị. Thực hiện thói quen này trước giờ làm việc có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới năng suất hơn.
Một vài mẹo nhỏ sau giúp bạn loại bỏ những thứ dư thừa trong không gian kỹ thuật số:
1. Tắt các thông báo không quan trọng, bấm hủy theo dõi (Unsubscribe) những thông tin quảng cáo gửi đến hòm thư điện tử của bạn.
2. Đặt ra giới hạn thời gian kiểm tra điện thoại, mạng xã hội. Khi làm việc hoặc học tập, chuyển điện thoại sang chế độ im lặng hoặc không làm phiền. Hạn chế số lượng tài khoản bạn đang theo dõi trên mạng xã hội để giữ trang chủ bớt lộn xộn, giảm thời gian lướt điện thoại trong vô thức.
3. Dành ra một ngày, hoặc ít nhất một vài khung giờ trong ngày để ngắt kết nối với thế giới kỹ thuật số.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu việc sử dụng thiết bị số ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, khiến bạn nộp bài tập muộn, mất ngủ về đêm… hãy tìm tới các chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ.
Bình luận của bạn