Hơn 1,3 tỷ người trên thế giới mắc đái tháo đường vào năm 2050

Đái tháo đường hiện là một trong những bệnh nội tiết phổ biến nhất trên thế giới

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và rối loạn mỡ máu

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên dùng thuốc nhỏ mắt?

Đái tháo đường biến chứng khó ngủ, nóng rát đầu ngón chân điều trị thế nào?

Chung tay hỗ trợ chăm sóc trẻ mắc đái tháo đường type 1 tại Việt Nam

Theo The Guardian, ước tính năm 2021, trên toàn cầu có khoảng 529 triệu người mắc đái tháo đường. Con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi, lên khoảng 1,3 tỷ người từ nay cho đến năm 2050. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu do quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ, được đăng tải cùng chuỗi nghiên cứu về đái tháo đường trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet.

Giới chuyên gia đánh giá, với tốc độ đáng báo động trên, bệnh đái tháo đường sẽ trở thành mối đe dọa đáng kể cho sức khỏe con người và hệ thống y tế các quốc gia.

Liên Hợp Quốc ước tính, tới năm 2050, dân số toàn cầu sẽ chạm mốc 9,8 tỷ người. Kết hợp với dự báo trên, cứ 8 người trên thế giới sẽ có một người mắc đái tháo đường.

TS Shivani Agarwal đến từ Trường Y Albert Einstein, New York (Mỹ) nhận định: "Đái tháo đường vẫn là một trong những mối đe dọa y tế cộng đồng hàng đồng trong thời đại này. Dự kiến trong 3 thập kỷ tới, căn bệnh sẽ tăng mạnh ở tất cả các quốc gia, nhóm tuổi và giới tính. Tình trạng này là thách thức nghiêm trọng với hệ thống y tế toàn cầu."

Nhóm nghiên cứu thông tin thêm, đái tháo đường type 2 chiếm đa số các ca bệnh đái tháo đường, nhưng đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Thậm chí, nếu được phát hiện sớm và kiểm soát ngay từ giai đoạn đầu, tình trạng tăng đường huyết còn có tiềm năng đảo ngược.

Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng đều cho thấy, căn bệnh mạn tính không lây này đang ngày càng trở nên phổ biến, chủ yếu do tình trạng béo phì tăng cao vì nhiều yếu tố khác nhau.

Đái tháo đường ngày càng phổ biến, việc điều trị và chăm sóc rất tốn kém

Đái tháo đường ngày càng phổ biến, việc điều trị và chăm sóc rất tốn kém

Nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận điều trị đái tháo đường. Người thuộc nhóm yếu thế ít có khả năng tiếp cận tới thuốc cần thiết như insulin, kiểm soát đường huyết kém hơn, dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp và tuổi thọ bị rút ngắn. Đại dịch COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm thực trạng này.

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa do tăng glucose trong thời gian dài, có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau (biến chứng mạch máu, thận, mắt, thần kinh). Có 2 dạng là đái tháo đường type 1 (thường phát triển ở trẻ em, thiếu niên) và type 2. Đáng chú ý, có trên 50% số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng ở Việt Nam không được phát hiện sớm mà chỉ được biết khi đã có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như biến chứng tim mạch, suy thận, mù lòa, biến chứng bàn chân… 

 
Quỳnh Trang (Theo The Guardian)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết