Đừng mang giày vào nhà: Mối nguy từ vi khuẩn đến hóa chất độc hại
Bổ sung thực phẩm giàu kali có thể giúp hạ huyết áp
Việt Nam loại bỏ thành công bệnh mắt hột sau hơn 7 thập kỷ
Thói quen ngừa chứng sa sút trí tuệ
Khoa học nói gì về phong cách nuôi dạy con cái?
Tiến sĩ Saurabh Sethi, chuyên gia tiêu hóa tại phòng khám chuyên khoa Fremont Clinic (Mỹ) khuyến cáo, nên tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc "không mang giày dép ngoài đường vào nhà". Theo ông, giày dép là vật trung gian có thể mang theo nhiều vi sinh vật gây bệnh và hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào không gian sống.
Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm độc chì, thậm chí là các chất có liên quan đến ung thư. Tiến sĩ Sethi nhấn mạnh: “Không gian sống cần được bảo vệ như một vùng an toàn, nhất là với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu.”
Mầm bệnh ẩn dưới…đế giày
“Giày dép là nơi chứa đủ loại vi khuẩn, virus, hóa chất, thậm chí là kim loại nặng như chì”, Tiến sĩ Sethi nhấn mạnh. Việc bước đi trong nhà với đôi giày vừa tiếp xúc nền đất công cộng, như nhà vệ sinh, công viên, bến xe có thể khiến hàng trăm loại vi khuẩn phát tán khắp sàn nhà, thảm trải, ghế sofa và đồ chơi trẻ em.
Các nhà khoa học từng phát hiện nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm bám trên đế giày, trong đó có:
- Tụ cầu vàng kháng methicillin (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus – MRSA): loại vi khuẩn siêu kháng thuốc có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm tới tính mạng.
- Escherichia coli (E. coli): vi khuẩn sống trong ruột, có thể gây tiêu chảy, viêm ruột và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Clostridioides difficile: vi khuẩn gây viêm đại tràng nặng, tiêu chảy kéo dài và dễ tái phát.

Mầm bệnh có thể ẩn dưới đế giày
Nguy cơ nhiễm độc chì và hóa chất độc hại
Không chỉ vi khuẩn, giày dép còn mang theo bụi chì – một kim loại nặng có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng, đặc biệt nguy hiểm với trẻ em. Theo Tiến sĩ Sethi, “không có ngưỡng nào được xem là an toàn đối với chì” – tức là chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây hại nếu tiếp xúc lâu dài.
Ngoài ra, phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất sử dụng phổ biến ngoài trời cũng có thể bám vào đế giày và lây lan trong nhà. Các chất này không chỉ gây kích ứng mắt, cổ họng mà còn liên quan đến nguy cơ ung thư khi tích tụ lâu dài.
Làm trầm trọng thêm dị ứng theo mùa
Nhiều người bị dị ứng thường đóng kín cửa, bật máy lọc không khí để giảm triệu chứng. Nhưng nếu tiếp tục mang giày đi ngoài trời vào nhà, mọi nỗ lực đều vô ích. Theo Tiến sĩ Sethi, giày dép có thể dính đầy phấn hoa, bụi cỏ – những tác nhân phổ biến gây dị ứng. Khi đi lại trong nhà, chúng phát tán trong không khí, bám lên bề mặt và làm tình trạng dị ứng thêm trầm trọng.
Làm sao để ngăn chặn mầm bệnh từ giày dép?

Trước khi vào nhà, nên để giày dép ngoài cửa
Việc tháo giày trước khi vào nhà tuy đơn giản, nhưng đôi khi lại gây khó xử, đặc biệt trong các dịp tiếp khách trang trọng. Để duy trì thói quen này mà vẫn tạo cảm giác thoải mái cho người đến chơi, bạn có thể áp dụng một số gợi ý sau:
- Đặt biển báo lịch sự ngay cửa ra vào, kèm theo thảm và giá để giày.
- Chuẩn bị sẵn dép đi trong nhà, sạch sẽ, có thể giặt, dành cho khách sử dụng.
- Vệ sinh sàn nhà thường xuyên: dùng máy hút bụi có bộ lọc HEPA (lọc hiệu suất cao) để làm sạch thảm; lau sàn cứng bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn nhẹ. Tránh quét khô vì dễ làm bụi bẩn phát tán ngược trở lại không khí.
Bình luận của bạn