- Chuyên đề:
- Tăng huyết áp
Chuối và bông cải xanh là hai thực phẩm giàu kali nên bổ sung vào chế độ ăn uống
Loại nước ép có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp
Thưởng thức sinh tố đúng cách để kiểm soát đường huyết
Mới mắc đái tháo đường, đường huyết cao 400mg/dL phải làm sao?
Hẹp mạch vành kèm mỡ máu cao, tăng huyết áp dùng được thảo dược nào?
Theo trang Express, ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước gây thêm áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp (hay huyết áp cao). Những người bị tăng huyết áp thường được khuyên nên giảm lượng muối ăn vào và đảm bảo không ăn quá 6gr muối mỗi ngày.
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tại Đại học Waterloo (Canada) đã xem xét lợi ích của việc bổ sung thêm thực phẩm giàu kali với huyết áp. Kết quả được công bố trên Tạp chí American Journal of Physiology-Renal Physiology phát hiện ra rằng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như chuối và bông cải xanh, kết hợp cắt giảm natri nạp vào có thể giúp hạ huyết áp hiệu quả hơn so với việc chỉ cắt giảm natri.
Kali là chất điện giải - rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh và điều chỉnh các cơn co cơ bắp, cũng như thực hiện các chức năng thiết yếu khác. Lượng kali được khuyến cáo phù hợp với một trưởng thành là 4700mg/ngày. Ngoài chuối và bông cải xanh, còn một số thực phẩm khác chứa nhiều kali giúp cân bằng huyết áp như: Dưa đỏ, bơ, các loại nấm, đậu Hà Lan, khoai tây, cà chua, cá ngừ, cá hồi, quả việt quất...
Các chuyên gia cho rằng khoảng 1/3 người trưởng thành ở Anh bị tăng huyết áp, tương đương với 16 triệu người. Hơn 5 triệu người được cho là đang sống chung với tình trạng này mà không được chẩn đoán.
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu trong động mạch cao hơn bình thường, thường ≥ 130/80 mmHg. Khi huyết áp của bạn tăng cao, sẽ có một số dấu hiệu cần chú ý: Nhức đầu, chảy máu mũi, vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc, tê hoặc ngứa ra các chi, buồn nôn và nôn, choáng và chóng mặt, đau tim.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp gồm thừa cân, hút thuốc lá, không tập thể dục. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể làm tăng các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận…
Để phòng ngừa tăng huyết áp, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức, như vậy bệnh tật sẽ tự động tránh xa.
Bình luận của bạn