Dùng nha đam ra sao để hiệu quả nhất?

Nha đam chỉ có hiệu quả nếu biết sử dụng đúng cách

7 tác hại không ngờ của nha đam

Cách làm sữa chua nha đam tươi mát, đẹp da

Giỏi việc nhà, đảm việc “ấy”?

Nha đam giải nhiệt

Lá cây nha đam có hình răng cưa, phiến lá dày, khi cắt ngang qua lá sẽ có nhựa lỏng chảy ra. Người ta sử dụng loại nhựa cây này như một phương pháp trị cháy nắng, bỏng nhẹ, vết thương hở trên da và kích ứng da.

Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Thái Lan vào năm 2007, tốc độ chữa lành vết bỏng của nha đam đứng hàng đầu, giúp giảm thời gian chữa bệnh gần chín ngày. Nha đam còn có triển vọng trong việc điều trị bệnh phát ban đỏ và bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình.

Từ hơn 6000 năm trước, nha đam là một loại cây được sử dụng để chăm sóc da hiệu quả. Nha đam được mô tả trong các bức chạm khắc đá và cuộn văn thư cổ, được chôn cất chung với pharaoh. Loại cây này có khả năng trị nhọt, mụn trứng ca, rụng tóc và cả bệnh trĩ. Nữ hoàng Cleopatra và Nefertiri cũng sử dụng nha đam để làm đẹp.

Làm thế nào để sử dụng nha đam hiệu quả nhất?

Tốt nhất, bạn nên trồng tại khu vực có nhiều ánh nắng (như cửa sổ) để cây có thể phát triển tốt nhất. Bạn có thể sử dụng nha đam bằng cách cắt một miếng lá nhỏ, bóp nhựa trong lá và bôi lên vùng da bị kích ứng nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua kem dưỡng da làm từ nha đam, rất phổ biến trên thị trường.

Tác dụng của nha đam với cơ thể

Tất cả tác dụng của cây nha đam đối với cơ thể đều nằm ở phần nhựa của loại cây này. Khi được bôi lên da, nó giúp dưỡng ẩm cho da, phục hồi các vùng da bị tổn thương bằng cách tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy các tế bào da tái tạo vết thương. Trong một nghiên cứu của Đại học Y Pennsylvania, vết thương trên da được điều trị bằng cây nha đam giảm được 50 phần trăm kích thước trong bảy ngày. Trong khi đó, vết thương sẽ chỉ giảm 25% kích thước nếu sử dụng các loại kem thông thường không có nha đam.

Có thể sử dụng nha đam tươi hoặc kem dưỡng da chiết xuất từ nha đam

Mẹo sử dụng nha đam an toàn

Các nghiên cứu của Chương trình độc học quốc gia Mỹ tìm thấy bằng chứng rằng nó có thể gây ung thư nếu không sử dụng đúng cách. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra co thắt dạ dày và tiêu chảy, cản trở việc hấp thụ của thuốc và thậm chí còn gây viêm gan.

Không nên bôi nha đam lên các vết thương phẫu thuật bởi vì nó có thể xâm nhập vào trong vết thương.

Một điều cần chú ý rằng nha đam không thể ngăn chặn việc bỏng da do bức xạ trị liệu.

Tuệ Nhi H+ (Theo Besthealthmag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp