Chế độ ăn nhiều, hoặc ít đường cũng có thể gây đau đầu
Châm cứu có giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu?
Nhức đầu và buồn nôn có đáng lo?
4 loại tinh dầu giúp giảm nhanh cơn đau đầu
Chuyên gia “chỉ điểm” các kiểu đau đầu thường gặp và cách xử lý
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết). Tiêu thụ quá ít đường có thể gây ra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
Đau đầu do đường trong máu quá nhiều, hoặc quá ít
Lượng đường trong máu thấp có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm nhức đầu và đau cơ. Những người dùng insulin có nguy cơ cao có lượng đường trong máu thấp.
Những người tiêu thụ quá nhiều đường, kháng insulin, hoặc bị đái đường dễ bị lượng đường trong máu cao. Nếu một người tiêu thụ nhiều đường cùng một lúc, sau đó sẽ dùng ít đi, hoặc không dùng có thể gây ra đau đầu.
Đường có thể gây ra sự thay đổi hormone, đặc biệt là trong các hormone epinephrine và norepinephrine. Những thay đổi hormone này làm thay đổi cách thức hoạt động của các mạch máu trong não và có thể gây đau đầu. Điều gây đau đầu chính là sự thay đổi nhanh về lượng đường trong máu. Những sự thay đổi lớn về lượng đường trong máu có thể gây ra đau đầu và các triệu chứng nôn nao khác.
Ăn quá nhiều, hoặc quá ít đường có thể là nguyên nhân gây đau đầu
Những thay đổi về chế độ ăn uống và sự thay đổi đột ngột của lượng đường trong máu có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người. Mỗi cá nhân đều có những yếu tố kích hoạt khác nhau, vì vậy chúng ta phải ghi chép lại khi bị đau nửa đầu để xác định xem, có phải đường là nguyên nhân gây ra hay không?
Một nghiên cứu năm 2006 có liên quan tới chất sucralose ngọt đã tìm thấy trong Splenda (chất tạo ngọt, thay thế đường) gây chứng đau nửa đầu. Điều này có nghĩa, ngay cả những chất thay thế đường cũng có thể đóng vai trò gây ra nhức đầu.
Ai dễ bị đau đầu do đường?
Người mắc bệnh đái tháo đường, nếu không kiếm soát tốt lượng đường trong máu có thể sẽ bị đau đầu và làm thay đổi sự lưu thông máu tới não, làm tăng nguy cơ nhức đầu. Ngoài ra, sự tổn thương mạch máu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và não.
Đau đầu dữ dội có thể gây đột qụy, cục máu đông, hoặc phình mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, người mắc bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Cách điều trị và ngăn ngừa đau đầu
Nhức đầu nhẹ, đến trung bình có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và chỉ cần nghỉ ngơi trong một căn phòng yên tĩnh, thông thoáng trong suốt thời gian đau đầu.
Ăn protein. Thực phẩm giàu chất đạm có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn, điều này có thể làm giảm sự thèm ăn của đường. Nguồn thức ăn giàu protein lành mạnh gồm: Các loại hạt đỗ như đậu nành, đậu hũ và rau xanh đậm, bơ...
Lưu ý: Để ngăn ngừa sự thay đổi nhanh lượng đường trong máu, chúng ta cần có chế độ ăn cân bằng.
Uống đủ nước, vì mất nước cũng có thể gây ra đau đầu.
Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Ghi nhật ký về tình trạng đau đầu. Ghi chép cẩn thận về tình trạng đau đầu có thể giúp chúng ta xác định ra nguyên nhân gây ra đau đầu. Hoặc, khi chúng ta đi khám, bác sĩ có thể dựa vào tình trạng bệnh lý bạn đã ghi để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Bình luận của bạn