Bộ não cũng phải làm "ca đêm" trong khi ngủ

Mọi bộ phận trong cơ thể, kể cả bộ não cũng cần được "quét dọn" thường xuyên

Các bước "vệ sinh giấc ngủ"

Giấc ngủ giúp "dọn dẹp" độc tố trong não

Đột quỵ não: Bệnh không loại trừ ai

Xua tan ám ảnh trong não bộ

Mỗi cơ quan đều sản sinh ra chất thải, và bộ não cũng không ngoại lệ. Nhưng không giống như các bộ phận trên cơ thể, bộ não không có hệ thống bạch huyết - hệ thống ống dẫn để lọc các chất thải.

Để chứng minh toàn bộ quá trình "dọn dẹp" chất thải chỉ diễn ra trong trạng thái ngủ của cơ thể, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành hai thí nghiệm trên chuột, bơm chất màu vào dịch não tủy vào hai thời điểm những cá thể này trong cả khi ngủ và thức. Sự di chuyển của các chất màu cho thấy dịch não tủy chỉ tràn qua não khi chuột ngủ.

Hệ thống xử lý chất thải được gọi là glymphatic và hoạt động tương tự như hệ thống bạch huyết của cơ thể, chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải của các tế bào. Tuy nhiên, hệ thống bạch huyết không giống như bộ não vì bộ não là một hệ thống khép kín, được bảo vệ bởi hàng rào máu não, kiểm soát những gì có thể và không thể đi qua.

Thí nghiệm cũng cho thấy hệ thống glymphatic có tốc độ hoạt động mạnh gấp 10 lần trong lúc ngủ so với lúc thức. Trong khi ngủ, các tế bào não "co lại" khoảng 60% tạo ra nhiều không gian giữa các tế bào, cho phép chất dịch trên di chuyển nhanh và tự do hơn.

Các nhà khoa học cho biết trong số các chất thải bị đào thải trong giấc ngủ có chất amyloid beta, một loại protein tạo ra các mảng bám, là dấu hiệu ban đầu của bệnh mất trí nhớ Alzheimer. 

Theo GS. Maiken Nedergaard - Người đứng đầu nhóm nghiên cứu: "Bạn có thể nghĩ về bộ não giống như một căn nhà có nhiều phòng. Bạn có thể dọn dẹp từ phòng này qua phòng khác chứ không thể dọn dẹp cùng lúc cả hai phòng".

Bộ não cũng như ngôi nhà có nhiều phòng và bạn phải dọn dẹp từ phòng này sang phòng khác

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, thiếu ngủ, mất ngủ làm thay đổi cách thức mà các gene trong tế bào của cơ thể hoạt động. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey (Mỹ) cho hay, gene liên quan đến tăng cường sự viêm nhiễm khi cơ thể thiếu ngủ. Theo TS. Malcolm von Schantz - một thành viên của nhóm nghiên cứu, các phần của bộ não con người cũng có thể ngủ ngay cả khi bạn đang thức. Điều này đã được minh họa bằng các nghiên cứu về cá voi và cá heo, theo đó hai loài vật này có thể chia bộ não thành hai nửa: Một nửa ngủ, một nửa thức. Tương tự như con người, khi bị thiếu ngủ, mất ngủ, một phần não của họ trở nên trì trệ, không hoạt động ngay cả khi họ vẫn còn tỉnh táo. Chính vì vậy, lời khuyên đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết là: Ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngủ đúng cách để đảm bảo sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.

"Quét dọn" bộ não như thế nào?

Nếu muốn dọn dẹp mọi "rác thải" của bộ não, yếu tố đầu tiên là bạn phải biết ngủ một cách khoa học và phải biết cách vệ sinh giấc ngủ:

- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và không nên ngủ quá muộn (sau 23h). Ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.

- Phòng ngủ, giường ngủ thoải mái, thoáng, ít âm thanh và ánh sáng.

- Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng mỗi người.

- Không ăn các thực phẩm: Nhiều đường, nhiều chất béo, giàu protein, caffeine, trà, rượu bia...

- Tăng cường sử dụng những thực phẩm tốt cho giấc ngủ như: Hoa quả, rau xanh, trà thảo dược, ngũ cốc...

Thanh Hà H+

Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.

CÔNG TY TNHH VIỄN BẰNG
Điện thoại tư vấn: 1800.1562 - 0964.052.629

** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

XNQC: Số 825/2013/XNQC-ATTP

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh