Giảm cân đột ngột cảnh báo những bệnh ung thư nào?

Cảnh giác với tình trạng giảm cân đột ngột

Ung thư trầm trọng vì giảm cân đột ngột

Tăng giảm cân đột ngột thì hãy nghĩ ngay đến 6 bệnh tự miễn sau

Soi 6 lý do có thể khiến bạn bị giảm cân đột ngột, nhanh chóng

Tác hại của việc giảm cân nhanh bạn cần biết

Đổ mồ hôi đêm và giảm cân đột ngột: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm!

Soi 6 lý do có thể khiến bạn bị giảm cân đột ngột, nhanh chóng

Gần như mọi người đều giảm hoặc tăng cân vào một thời điểm nào đó trong đời. Chế độ ăn uống, tập thể dục, mang thai, thay đổi nội tiết tố và lão hóa đều có thể ảnh hưởng đến cân nặng.

Giảm vài cân thường không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng khi sụt từ 10kg trở lên mà không biết tại sao là một dấu hiệu cảnh báo. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, giảm cân đột ngột xảy ra thường xuyên nhất với các bệnh ung thư ảnh hưởng đến dạ dày, tuyến tụy, thực quản và phổi.

Tiến sỹ Munveer Bhangoo, nhà huyết học và bác sỹ ung thư tại Trung tâm Ung thư Scripps MD Anderson (Mỹ), khuyến cáo: “Đối với nhiều người mắc bệnh ung thư, tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Vì vậy, khi gặp tình trạng này bạn cần đến gặp bác sỹ để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời".

Vì sao ung thư gây giảm cân?

 

Một số yếu tố có thể góp phần làm giảm cân liên quan đến ung thư. Các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng hơn tế bào khỏe mạnh, vì vậy cơ thể có thể đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi so với bình thường. Tế bào cũng giải phóng các chất ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng calo từ thức ăn, điều này cũng có thể góp phần giảm cân.

Khi cơ thể cố gắng tự bảo vệ khỏi ung thư, hệ miễn dịch sẽ tiết ra cytokine (một nhóm protein đa chức năng, được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch giúp cơ thể vận hành hệ miễn dịch) làm tăng tình trạng viêm. Cytokine có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và can thiệp vào các hormone kiểm soát sự thèm ăn, khiến cân nặng tiếp tục giảm.

Một số loại ung thư có nhiều khả năng dẫn đến giảm cân hơn những loại khác. Điển hình như ung thư ảnh hưởng đến miệng hoặc cổ họng gây khó khăn cho việc nhai hoặc nuốt. Bệnh nhân bị buồn nôn, ăn rất ít hoặc không thèm ăn. Các khối u ảnh hưởng đến các cơ quan gần bụng, chẳng hạn ung thư buồng trứng, có thể đè lên dạ dày khi chúng phát triển. Vì vậy, bệnh nhân cảm thấy no mặc dù họ ăn ít hơn.

Ngoài ra, tình trạng giảm cân cũng có thể liên quan đến điều trị ung thư. Hóa trị và xạ trị dễ gây buồn nôn, nôn cũng như chán ăn. Một số bệnh nhân bị lở loét miệng khiến việc ăn uống bình thường trở nên khó khăn, đau đớn.

Ung thư không chỉ tác động tiêu cực tới thể chất mà còn cả cảm xúc. Cùng với sự mệt mỏi và suy nhược, bệnh nhân dễ căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng. Tất cả điều này tác động tiêu cực đến sự thèm ăn.

Lê Tuyết (Theo Scripps)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư