Một số tư thế yoga đơn giản tốt cho gan của bạn
Tư thế yoga giúp kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh
4 tư thế yoga giúp giảm viêm xoang và nghẹt mũi hiệu quả
5 tư thế yoga chào ngày mới giúp hỗ trợ giảm cân
Mách bạn 5 bài tập yoga giúp đôi mắt sáng khỏe
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, có vai trò thực hiện các chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, dự trữ chất dinh dưỡng... Vì vậy, khi lá gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Điều đáng lo ngại là các bệnh về gan thường tiến triển âm thầm mà không có triệu chứng cụ thể cho đến khi bệnh chuyển nặng.
Himalayan Siddhaa Akshar, người sáng lập Viện Akshar Yoga, cho biết: “Một số tư thế yoga có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, cải thiện chức năng gan và tăng cường sức khỏe tổng thể. Những tư thế yoga này kích thích và kéo căng gan, hỗ trợ cải thiện các tình trạng như xơ hóa, gan to, viêm gan, bệnh gan nhiễm mỡ và căng thẳng".
Để tăng cường sức khỏe của gan, ông Himalayan Siddhaa Akshar khuyên mọi người nên kết hợp các tư thế yoga dưới đây và thực hiện ít nhất 3 lần mỗi tuần. Bạn nên giữ mỗi tư thế trong 15-30 giây và lặp lại tối đa 3 lần.
1. Tư thế sấm sét (Vajrasana)
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn ngồi lên gót chân, đầu gối sát nhau, bàn chân duỗi, gan bàn chân ngửa lên phía trên và lưng thẳng.
- Hai tay đặt lên đầu gối, vai để xuôi mềm, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước.
- Sau đó, bạn nhắm mắt lại tập trung vào hơi thở và giữ cho tâm trí thư giãn.
Lưu ý: Những người bị đau khớp gối, viêm khớp hoặc chấn thương đầu gối nên tránh tư thế này.
2. Tư thế hoa sen (Padmasana)
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên thảm tập, duỗi thẳng chân về phía trước.
- Gập đầu gối trái, nhẹ nhàng dùng tay đặt mắt cá chân lên đùi. Gót chân trái gần với bụng và hướng lên trên. Sau đó thực hiện tương tự với chân phải.
- Khi bàn chân được đặt thoải mái trên đùi và cả hai chân đã bắt chéo nhau, bạn có thể đặt tay lên đầu gối.
- Đầu giữ thẳng, hít thở sâu.
Lưu ý: Tránh thực hiện động tác yoga này nếu bạn bị chấn thương đầu gối hoặc mắt cá chân.
3. Tư thế con bướm (Baddha Konasana)
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên thảm tập, duỗi thẳng chân về phía trước.
- Gập gối để 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
- Dùng tay nắm 2 bàn chân và ngồi thẳng lưng.
- Hít vào rồi thở ra và nhấn đùi của bạn sát xuống sàn nhà.
4. Tư thế chó ngửa mặt (Urdhva Mukha Svanasana)
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm, mu bàn chân hướng xuống sàn, 2 tay đặt xuôi theo người.
- Nhẹ nhàng gấp khuỷu tay. Đặt lòng bàn tay bạn bên cạnh sườn.
- Hít sau vào, ấn lòng bàn tay xuống sàn, nhẹ nhàng nhấc thân trên khỏi thảm. Trọng lượng cơ thể dồn lên đầu bàn chân và bàn tay.
- Mắt nhìn về phía trước, có thể hơi nghiêng đầu về sau.
- Cổ tay thẳng với vai, cổ không kéo quá căng.
- Giữ tư thế này khoảng 30 giây, sau đó từ từ thở ra và thả lỏng.
5. Tư thế nhân viên tứ chi (Chaturanga Dandasana)
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế plank với tay và chân duỗi thẳng. Hai chân rộng bằng hông, vai thẳng hàng với cổ tay. Gót chân ấn mạnh xuống sàn trong khi đỉnh đầu hướng về phía trước.
- Trong một hơi thở ra, hạ thấp toàn bộ cơ thể như một tấm ván, cánh tay trên giữ song song với sàn và có một góc 90 độ so với khuỷu tay. Giữ khuỷu tay sát với xương sườn, hướng ra sau trong suốt quá trình.
- Giữ tư thể này trong khoảng 10-15 giây.
Theo Himalayan Siddhaa Akshar, ngoài thực hành các động tác yoga trên, việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bỏ thuốc lá, giảm uống rượu và thường xuyên tập thể dục cũng góp phần tăng cường sức khỏe của gan của bạn.
Bình luận của bạn