Động tác yoga có tác dụng thông đường thở, cải thiện chức năng hô hấp của phổi và tăng cường hoạt động của cơ hoành.
Các vị thuốc dân gian điều trị viêm xoang hiệu quả
10 biện pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng viêm xoang
5 bài tập yoga tốt cho người bệnh đái tháo đường
Gợi ý bài tập yoga khắc phục thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả
Theo Himalayan Siddha Akshar, người sáng lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Yoga Akshar tại Ấn Độ, có một số động tác yoga có thể làm dịu các vấn đề về hô hấp do viêm xoang gây ra nhờ tác dụng mở đường thông khí của mũi. Dưới đây là một số bài tập yoga giúp giảm triệu chứng viêm xoang mũi dễ thực hiện:
1. Bhujangasana (Tư thế rắn hổ mang)
Động tác Bhujangasana giúp cải thiện chức năng của phổi, giúp bạn giảm cảm giác khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè. Động tác này được đánh giá là tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp xuống sàn, để bụng tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn. Hai chân đưa thẳng, chạm vào nhau và ngón cái chạm sàn.
- Di chuyển tay ra phía trước, đặt bàn tay xuống sàn ở vị trí ngang với vai.
- Dùng tay nhấc phần trên của cơ thể, đồng thời hít sâu (nên giữ cánh tay hơi cong).
- Sau đó, bạn đưa cổ về phía sau nhằm kéo giãn cơ hoành và kích thích chức năng hô hấp của phổi.
- Duy trì tư thế này trong khoảng 15 - 30 giây, trong thời gian này bạn nên duy trì giữ nhịp thở bình thường.
- Sau đó, đưa hai tay trở lại vị trí ban đầu, hạ thân trên xuống sàn.
Mặc dù là tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân viêm xoang, tuy nhiên động tác này không thích hợp với người đang mang thai, vừa mới phẫu thuật bụng, mắc hội chứng ống cổ tay hoặc chấn thương lưng nghiêm trọng.
2. Ustrasana (Tư thế con lạc đà)
Động tác Ustrasana đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và tinh thần. Thực hiện động tác này giúp kéo giãn cổ, lồng ngực nhằm cải thiện khả năng hô hấp do đó động tác yoga này cũng giúp khắc phục những triệu chứng do bệnh viêm xoang gây ra.
Cách thực hiện:
- Quỳ trên sàn, người thẳng và đặt hai tay lên hông.
- Sau đó cần bảo đảm đầu gối và vai thẳng ngang bằng nhau, lòng bàn chân hướng lên trên.
- Thực hiện động tác cần hít sâu, đưa hai tay về phía sau và sử dụng ngón tay giữ lấy gót chân.
- Nên còng lưng nhẹ, giữ cổ ở vị trí trung lập và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 đến 60 giây.
3. Kapalbhati Pranayama (Bài tập thở làm sạch thùy trán)
Xoang về cơ bản là một vấn đề của đường hô hấp và mũi. Do đó, không có bài tập thở Pranayama sẽ không hoàn chỉnh. Kapalbhati Pranayama là kỹ thuật thở mang đến cho bạn sự tỉnh táo và một tinh thần minh mẫn nếu luyện tập thường xuyên. Bài tập thở này có tác dụng loại bỏ không khí độc hại ra khỏi cơ thể.
Cách thực hiện:
- Ngồi thoải mái trong tư thế hoa sen (bắt chéo hai chân tạo thành hình đài sen).
- Duỗi thẳng lưng, nhắm mắt lại và đặt bàn tay lên đầu gối.
- Nhắm mắt, hít thở chậm và thả lỏng cơ thể.
- Thực hiện thở ra mạnh mẽ bằng cách co cơ bụng của bạn, sau đó hít vào như bình thường, thư giãn cơ bụng. Không được nỗ lực trong việc hít vào.
- Thực hiện 10 lần thở ra nhanh, sau đó hít vào bình thường và thở ra sâu. Để hơi thở trở lại nhịp độ bình thường.
4. Bhastrika Pranayama (Bài tập thay đổi nhịp thở)
Bhastrika Pranayama là một kỹ thuật thở sâu trong yoga rất hiệu quả. Bài tập này sẽ giúp bạn làm sạch lỗ mũi và xoang, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Ngồi ở tư thế hoa sen, lưng thẳng, nhắm mắt lại và đặt bàn tay lên đầu gối.
- Hít một hơi thật sâu hết mức có thể để bơm đầy oxy cho phổi. Sau đó, thở mạnh ra.
- Lặp lại khoảng 5 – 10 lần.
Bình luận của bạn