Hạ calci máu có thể khiến bạn mệt mỏi, lo lắng thậm chí là đau đớn
Thận trọng với các thuốc gây hạ calci máu!
Hạ calci máu là gì?
Video: Ăn gì để hấp thu calci tốt hơn, giúp xương chắc khỏe?
9 loại thực phẩm giàu calci cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Calci là một trong những khoáng chất thiết yếu với cơ thể, quan trọng ở cả cấp độ nội bào và ngoại bào. Ở cấp độ nội bào, calci có liên quan đến một số phản ứng enzyme và rất quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Ở cấp độ ngoại bào, calci cần thiết trong quá trình bài tiết, nội tiết, đông máu.
Hạ calci máu thường xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, mắc bệnh thận mạn tính hoặc bệnh bạch cầu...
Triệu chứng hạ calci máu
Khi bị hạ calci máu, có nhiều cơ quan bị ảnh hưởng như xương, ruột và thận. Một số triệu chứng của hạ calci máu bao gồm:
Cơ bắp co thắt gây đau đớn có thể là dấu hiệu của hạ calci máu
Cơn tetany (co cứng cơ): Đây là tình trạng tăng sự nhạy cảm ở dây thần kinh cơ, dẫn đến các cơn co thắt cơ bắp đau đớn, chủ yếu ở cơ bắp tay, chân.
Mệt mỏi và yếu ớt: Bệnh nhân bị hạ calci máu sẽ thấy mệt mỏi hơn bình thường rất nhiều. Điều này có thể là do tiêu chảy hoặc giảm trọng lượng cơ thể đột ngột - những hệ quả của hạ calci máu.
Rối loạn tâm thần và lo lắng: Người bệnh có thể bắt đầu thay đổi ý thức, kèm theo khủng hoảng, lo lắng.
Cảm giác ngứa ran: Hạ calci máu có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ran, tê, nóng rát ở nhiều bộ phận cơ thể. Đôi khi bạn có thể cảm thấy đau nhói.
Các triệu chứng khác như rối loạn nhịp tim hoặc hạ huyết áp động mạch có thể xuất hiện trong một vài trường hợp.
Phương pháp điều trị hạ calci máu
Thông qua các mẫu xét nghiệm, bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Xét nghiệm máu có thể biết được chính xác người bệnh có bị hạ calci máu hay không và thuộc loại nào.
Hạ calci máu cấp tính
Các triệu chứng của loại hạ calci máu này khá nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho loại này là tiêm khoáng chất calci gluconate. Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để tránh bị rối loạn nhịp tim.
Hạ calci máu mạn tính
Bệnh nhân hạ calci máu cần theo dõi và kiểm soát nồng hộ calci trong máu thường xuyên
Trong trường hợp này, bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng và thường xuyên trong việc cân bằng mức calci trong máu.
Người mắc các triệu chứng hạ calci máu mạn tính cần kiểm soát hàm lượng calci trong máu bằng cách uống bổ sung calci và vitamin D.
Loại hạ calci máu này không nghiêm trọng như loại cấp tính nhưng nó đòi hỏi phải được theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
Điều trị hạ calci máu mạn tính không tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nhưng nó làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bệnh nhân cần kiểm soát tốt lượng muối tiêu thụ hàng ngày để giảm nguy cơ này.
Bình luận của bạn