Hà Nội tập trung phòng, chống dịch bệnh mùa Hè

Số ca mắc thủy đậu liên tục tăng cao tại Hà Nội

Ca mắc thủy đậu ở Hà Nội gia tăng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ để phòng bệnh lây nhiễm

Thực phẩm giúp phụ nữ phòng bệnh tim mạch

Phòng bệnh thế nào khi gia đình có tiền sử tăng huyết áp?

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 31/3 đến 7/4, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận ở mức thấp, số ca tay chân miệng giảm so với tuần trước.

Tuy nhiên, trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 185 ca mắc thủy đậu (tăng 19 ca so với tuần trước). Ngoài ra, ngành y tế ghi nhận một số chùm ca bệnh thủy đậu tại các trường tiểu học, mầm non. Như vậy, từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã có 985 ca mắc thủy đậu, trong khi cùng kỳ năm 2022 chỉ có 14 ca.

Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, thời tiết đã chuyển sang mùa hè nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như: Tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, tiêu chảy cấp, viêm não Nhật Bản… phát triển và gia tăng. Bên cạnh đó, các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A(H7N9), cúm A(H5N6), Marburg… tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập.

Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 1437/SYT-NVY về việc tăng cường triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa Hè và dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới. Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt, lưu ý hành khách đến từ các quốc gia có dịch cúm A(H7N9), A(H5N6), Marburg

Vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi là các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi là các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Sở Y tế cũng đề nghị áp dụng biện pháp cách ly, chuyển tuyến điều trị đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đồng thời thông báo cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã để tổ chức giám sát dịch tại cộng đồng. Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm ca bệnh dịch; Tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch triệt để không để dịch lan rộng.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gồm: Chủ động đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh; Vệ sinh môi trường, thu gom phế phải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết; Vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ chơi phòng bệnh tay chân miệng. 

Công văn của Sở Y tế cũng đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh.

Sở Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại cơ số phòng chống dịch, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, dịch truyền… và có kế hoạch bổ sung kịp thời để sẵn sàng đáp ứng tốt nhất công tác phòng, chống dịch bệnh; Thực hiện nghiêm túc chế độ trực trong các ngày nghỉ lễ, thông tin, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh theo quy định.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin