Phòng bệnh thế nào khi gia đình có tiền sử tăng huyết áp?

Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tăng cao nếu trong gia đình có cha mẹ bị tăng huyết áp

Bảo vệ tim mạch với chế độ dinh dưỡng và tập luyện

Người bệnh tăng huyết áp có uống bia được không?

Phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp

Nguy cơ tăng cân, tăng huyết áp do ăn nhiều hạt hướng dương

Các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu cao… đều chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nguy cơ do di truyền và lối sống. Thống kê của nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị tăng huyết áp thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình thường có điểm tương đồng (ăn mặn, ăn nhiều đồ chiên xào), góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Hiểu rõ tiền sử sức khỏe gia đình về bệnh tim và các tình trạng liên quan giúp bạn chủ động điều chỉnh lối sống và phòng tăng huyết áp từ sớm.

Chia sẻ với tờ Insider, bác sỹ tim mạch Marc Katz – Trung tâm Y tế TP Jersey (Mỹ) gợi ý 3 thay đổi giúp người trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) giảm nguy cơ tăng huyết áp:

Hạn chế ăn thịt đỏ

Chỉ số cholesterol và huyết áp có mối liên hệ mật thiết. Nguyên nhân là bởi các thành phần mỡ máu xấu dễ dẫn tới mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Hậu quả là áp lực lên thành mạch tăng lên và dẫn tới tăng huyết áp. Đây cũng là 2 yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch khác.

Theo Cleveland Clinic, điều chỉnh chế độ ăn uống là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát cả huyết áp và mỡ máu. Thực phẩm làm tăng chỉ số cholesterol thường đến từ động vật, đặc biệt là thịt đỏ.

BS Katz khuyến nghị, người trẻ tuổi nên thưởng thức các món ăn từ thịt đỏ, như beef steak ở mức điều độ.

Tập thể dục đều đặn

Để phòng ngừa tăng huyết áp từ sớm, người trẻ nên duy trì vận động đều đặn

Để phòng ngừa tăng huyết áp từ sớm, người trẻ nên duy trì vận động đều đặn

Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh, để phòng ngừa tăng huyết áp, bạn cũng cần chăm tập thể dục, thể thao. Ngay cả khi bạn không thể tập hàng ngày, hay đã lỡ nghỉ một thời gian dài, quay trở lại phòng tập không bao giờ là quá muộn.

Các tổ chức về tim mạch khuyến cáo nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần, chia đều ít nhất 5 buổi/tuần. Điều quan trọng nhất là kiên trì và tập luyện thường xuyên.

Bỏ thuốc lá điện tử vĩnh viễn

Đã có nhiều nghiên cứu cảnh báo, hút thuốc lá truyền thống làm tăng huyết áp cũng như các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng về tác hại lâu dài của thuốc lá điện tử, nên nhiều người trẻ coi đó là lựa chọn an toàn hơn.

Người dùng thuốc lá điện tử không thoát khỏi các tác động có hại của nicotine

Người dùng thuốc lá điện tử không thoát khỏi các tác động có hại của nicotine

Các thiết bị thuốc lá điện tử hoạt động bằng cách hóa hơi hỗn hợp chất lỏng có chứa nicotine. Người dùng thuốc lá điện tử không thoát khỏi các tác động có hại tới tim mạch, do nicotine là một chất kích thích mạnh. Các nghiên cứu ban đầu phát hiện rằng, những người hút thuốc lá điện tử thường xuyên có nhịp tim tăng cao. Nồng độ nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp.

Các chuyên gia y tế không khuyến khích sử dụng thuốc lá điện tử như một biện pháp thay thế và hỗ trợ cai thuốc lá truyền thống. Người trẻ tuổi, đặc biệt khi gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, cần kiên định theo mục tiêu bỏ thuốc lá.

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch