Hạt lanh giúp hỗ trợ và ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Hạt lanh: Bí quyết làm dịu cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh
Hạt lanh - Phương thuốc giúp đẩy lùi buồng trứng đa nang
Cách chữa táo bón bằng hạt lanh
Muốn phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, hãy ăn 10 loại thực phẩm sau!
Cây lanh có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại và Trung Quốc, khiến cho hạt lanh trở thành một trong những cây có nguồn gốc lâu đời nhất được ghi lại. Hạt lanh giàu chất dinh dưỡng, ví dụ như vitamin B1, acid béo, Omega - 3...
Hạt lanh là thực phẩm giàu chất xơ, có thể giúp quản lý lượng đường trong máu. Ngoài ra, Omega - 3 được tìm thấy trong hạt lanh có thể giúp hạ huyết áp, giảm nguy có mắc các bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu chất xơ này có thể giúp bạn quản lý lượng đường và ổn định lượng đường trong máu.
Omega-3 được tìm thấy trong hạt lanh có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Hạt lanh còn là thực phẩm có chứa lignans, những hợp chất giống như estrogen, rất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ.
Một số người cho rằng, chế độ ăn uống chứa lignans trong hạt lanh góp phần vào việc chống ung thư. Điều này có thể là do lignans là 1 loại phytoestrogen, tương tự như hormone estrogen.
Lignans trong hat lanh có thể ngăn chặn các tế bào ung thư tuyến tiền liệt lây lan ở nam giới
Khoa học đã chứng minh công dụng của hạt lanh với ung thư tuyến tiền liệt
Sử dụng hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu trong năm 2014 đã chứng minh được lợi ích sức khỏe của hạt lanh trong việc duy trì sự hoạt động tổng thể của tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ phì tiền liệt tuyến.
Nếu bạn đã bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, ăn hạt lanh có thể là một cách hỗ trợ điều trị hiệu quả. Năm 2013, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, lignans trong hat lanh có thể ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt khu trú.
Đàn ông nhận xạ trị ung thư tuyến tiền liệt sử dụng hạt lanh cũng đem lại những hiệu quả nhất định. Năm 2007, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động chống phóng xạ tiềm năng của dầu hạt lanh. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những con chuột được điều trị với dầu hạt lanh có tuổi thọ lâu hơn sau khi bức xạ, so với những con chuột trong nhóm kiểm soát.
Nghiên cứu về tác dụng của hạt lanh với việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Bạn đã biết cách sử dụng hạt lanh?
Bạn có thể bổ sung hạt lanh theo hình thức thêm hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung theo dạng viên nang. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, hạt lanh đem lại lợi ích nhất khi sử dụng trực tiếp.
Hạt lanh được bán ở các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa, siêu thị hay trên internet, và có thể xay hạt lanh trong một máy xay cà phê để giữ lại tối đa những lợi ích sức khỏe của chúng. Nếu cất hạt lanh trong 1 hộp kín, bạn có thể bảo quản hạt lanh trong vài tháng. Bạn cũng có thể giữ toàn bộ hạt lanh tươi trong tủ lạnh.
Hạt lanh có thể được bổ sung vào chế độ ăn theo nhiều cách như: Thêm 1 thìa hạt lanh vào ngũ cốc khi ăn sáng, sữa chua, sinh tố, … Hạt lanh nói chung an toàn khi bạn sử dụng với liều lượng phù hợp, mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng ít hơn 50gr.
Bạn có thể tham khảo: Ăn mãi không chán với 7 cách sử dụng hạt lanh đơn giản này.
Những điều cần chú ý khi sử dụng hạt lanh
Tiêu thụ một lượng lớn hạt lanh có thể gây ra khó chịu nhẹ về đường tiêu hóa. Nếu bạn bị rối loạn đường tiêu hóa thì không nên sử dụng.
Hầu hết mọi người có thể ăn hạt lanh và dầu hạt lanh mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Bạn nên thêm nước khi ăn hạt lanh, bởi các hạt giống tự nhiên thấm nước, ăn nó có thể dẫn đến mất nước khi sử dụng không điều độ.
Nếu bạn ăn quá 50gr hạt lanh sống hoặc chưa chín, một số tác dụng phụ có thể bao gồm: Đầy hơi, đau bụng, khó tiêu… Bạn không nên ăn hạt lanh nếu bạn bị viêm ruột, viêm ruột thừa, tiêu chảy thường xuyên. Tốt nhất trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu đang dùng thuốc đông y hay huyết áp.
Bình luận của bạn