Trẻ răng yếu vì ăn cơm trong hộp nhựa

Hộp nhựa đựng thức ăn cho bé có chất độc BPA khiến trẻ bị yếu răng

Loại hộp nhựa nào dùng được nhiều lần?

Sự thật về những ký hiệu tưởng như vô hại ở đáy chai

5 tỷ tấn nhựa rác thải đang "bao bọc" Trái Đất

Kết quả giám định polymer trong thạch dừa

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nên tránh sử dụng hộp nhựa chứa BPA cho trẻ em dưới 5 tuổi. Nguy cơ tương tự cũng đã được gây ra bởi một loại thuốc diệt nấm gọi là vinclozolin thường dùng trong các vườn nho, sân golf và vườn cây ăn quả.

BPA là gì? BPA (Bisphenol-A) là một loại hoá chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate) - loại nhựa vẫn được dùng để sản xuất bình sữa, hộp nhựa, chai nhựa hiện nay.

Để có được kết luận này, các nhà khoa học tới từ Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khoẻ Quốc gia Pháp đã cho chuột chỉ sử dụng BPA hoặc kết hợp với vinclozolin, liều lượng tương đương với các tiếp xúc trung bình của con người với các chất này mỗi ngày, từ khi sinh ra cho đến khi họ 30 ngày tuổi.

Theo đó, BPA và vinclozolin đều ảnh hưởng đến hormone cần thiết để kích thích sự tăng trưởng của men răng. Tác giả nghiên cứu trên, TS. Katia Jedeon nói: “Men răng bắt đầu từ 3 tháng cuối của thai kỳ và kết thúc khi trẻ được 5 tuổi, vì vậy giảm thiểu tiếp xúc với rối loạn hormone ở giai đoạn này là một biện pháp phòng ngừa, giảm nguy cơ suy yếu men răng, bảo vệ men răng cho bé”.

BPA cực độc hại cho con người

Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của BPA đối với sức khỏe của con người. Có thể ví BPA là một “estrogen tổng hợp”, được dùng rộng rãi để ổn định độ bền cho các loại nhựa, như polycarbonate và epoxy. BPA có thể gây rối loạn hệ nội tiết, từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh sản và tăng trưởng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, dẫn đến các bệnh về tim mạch, dậy thì sớm, béo phì, vô hiệu hóa tiến trình hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư...

Theo ước tính, có khoảng gần 3 tỷ kg BPA “xâm nhập” vào hàng ngàn sản phẩm tiêu dùng mỗi năm, đặc biệt là: Bình sữa trẻ em, chai đựng nước, hộp nhựa đựng thực phẩm... Ngoài ra, BPA cũng được dùng để tráng vào mặt trong của những hộp kim loại chứa thực phẩm (thực phẩm đóng hộp) với mục đích ngăn cản thực phẩm tiếp xúc với kim loại.

BPA đi vào cơ thể con người nhiều con đường: Các loại nhựa polycarbonate chứa BPA sẽ giải phóng BPA nếu được làm nóng hoặc được rửa bằng những dung dịch tẩy trùng mạnh, sau đó chúng sẽ ngấm vào đồ ăn. Hộp chứa chất lỏng thì BPA dễ thâm nhập hơn những hộp thực phẩm khô như bột, đường...

Chính vì tác hại của BPA nên một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hợp chất này như: Canada, Đức, EU, nhiều tiểu bang ở Mỹ... 

Để hạn chế tác hại của BPA, tốt nhất không nên dùng những hộp thực phẩm bằng nhựa để làm nóng thực phẩm, nếu sử dụng lò vi sóng thì nên chứa đồ ăn trong bát/đĩa sứ. Nên chọn những sản phẩm an toàn cho trẻ em. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm đóng hộp có sử dụng BPA làm bao bì.
Biết Tuốt H+ (Theo Daily Mail Online)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ