Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thiếu máu
Làm sao để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ?
Video: 5 thực phẩm giàu sắt dành cho người ăn chay
Thiếu máu cơ tim điều trị thế nào?
Dấu hiệu đau và tê tay bên trái có phải bị thiếu máu cơ tim?
Thiếu sắt gây ra sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng huyết sắc tố. Khi huyết sắc tố không thể vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể, bạn sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu do thiếu sắt bao gồm: mệt mỏi thường xuyên, khó chịu, mất ngủ, chóng mặt, khó thở, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nhịp tim bất thường, đánh trống ngực.
Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn uống như thế nào?
1. Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu
Sắt rất cần thiết trong quá trình sản xuất huyết sắc tố. Trong phần lớn các trường hợp, thiếu sắt là do chế độ ăn không đủ các thực phẩm giàu khoáng chất này. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt là bước đầu tiên để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Sắt được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất là từ thịt, gia cầm, các loại cá. Các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng và các loại hạt cũng chứa sắt nhưng chúng được hấp thu chậm hơn và ít hơn.
Nếu bạn muốn sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt hãy tham khảo ý kiến các bác sỹ. Bổ sung sắt với liều lượng cao có thể dẫn đến táo bón, phân đen…
2. Hạn chế rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nó có thể là kết quả của chế độ dinh dưỡng kém khi uống rượu. Ngoài ra, khi uống rượu gan phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Gan chịu trách nhiệm cung cấp sắt cho toàn bộ cơ thể.
Do đó, uống rượu có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bạn cũng nên nhớ rằng, uống rượu cũng làm tổn thương đến các tế bào hồng cầu. Vì vậy, hãy uống có chừng mực và hạn chế rượu bia hết mức có thể.
3. Ăn thực phẩm giàu folate
Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm giàu folate
Folate, acid folic là một loại vitamin B giúp tăng tốc độ phân chia tế bào hồng cầu, thúc đẩy sự vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Đây là lý do tại sao người bị thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung các thực phẩm giàu folate.
Các thực phẩm giàu folate bao gồm: trái cây họ cam quýt, rau xanh, quả hạch, các loại hạt, các loại đậu. Folate rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy tránh nấu những thực phẩm này quá lâu, với nhiệt độ cao.
4. Bổ sung vitamin C
Vitamin C giúp tăng sự hấp thu sắt từ các nguồn thực vật. Ngoài ra, vitamin C rất tốt cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các nguồn tự nhiên như cam, chanh, bưởi, việt quất, kiwi…
5. Hạn chế uống trà, cà phê
Trà và cà phê rất giàu tannin. Nó có thể hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu máu do thiếu sắt, hãy hạn chế uống trà, cà phê.
Bình luận của bạn