Mách mẹ bí quyết giữ ấm cho bé khi ngủ mùa Đông

Giữ ấm đúng cách vào mùa Đông giúp trẻ phòng tránh được các bệnh thường gặp

Thực phẩm nào giữ ấm cơ thể mùa đông?

Giữ ấm đôi chân ngày đông

Thu về, "phòng táo giữ âm"

Giữ ấm cho người già, không nên lơ là!

Không nên ủ ấm quá mức

Nhiều mẹ vẫn nghĩ chỉ cần mặc thật nhiều lớp áo là đã có thể bảo vệ con khỏi cái lạnh giá của mùa Đông mà quên mất rằng giữ ấm cho bé không nhất thiết là phải ủ quá ấm, quá kỹ. Mặc quá nhiều quần áo cho bé có thể khiến con bị nóng, chảy nhiều mồ hôi rất dễ nhiễm lạnh ngược và viêm phổi. 

Ngoài ra, mặc quá nhiều lớp áo gây nóng còn dễ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa khiến bé khó chịu. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử do tăng thoát nhiệt ở đầu.

Lựa chọn chất liệu quần áo

Quần áo mặc cho bé khi ngủ nên chọn loại vải cotton dễ thấm mồ hôi, mềm, nhẹ, không quá dày. Tránh đồ ngủ có ruy băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể quấn cổ bé, làm đau bé. Các mẹ cũng nên tránh mua những bộ đồ ngủ có quá nhiều kim tuyến lấp lánh vì ánh sáng của kim tuyến trong bóng tối có khả năng thu hút côn trùng rất cao.

Nên chọn đồ ngủ cho trẻ bằng vải cotton mềm, nhẹ, thấm mồ hôi

Đội mũ khi ngủ

Mẹ có nên cho bé đội mũ khi ngủ không? Nếu trong phòng đủ ấm, mẹ không cần phải đội mũ cho con đâu. Bởi nếu bé quá nóng sẽ khiến đầu, trán toát mồ hôi để tỏa nhiệt, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Giữ ấm bụng và chân

Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Khi bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi bé ngủ, bạn vẫn có thể quấn khăn quanh bụng để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu.

Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho bàn chân của bé khi trời lạnh.

Chỗ ngủ của bé phải đảm bảo

Làm ấm chỗ ngủ của bé trước khi ngủ để trẻ không bị lạnh

Bạn hãy chú ý đặt nôi, cũi của bé tránh xa cửa sổ và cửa ra vào cũng như khu vực lỗ thông hơi hay quạt gió. Những khu vực đó có thể làm trẻ cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng.

Trước khi cho bé ngủ, bạn có thể làm ấm chỗ ngủ của con bằng những chai nước ấm hoặc những tấm sưởi. Hãy đặt các dụng cụ đó dưới đệm, chăn và nhớ không để chúng quá nóng vì da của bé rất dạy cảm và dễ bị bỏng. Bạn cũng đừng quên bỏ chúng ra trước khi đặt bé vào nôi.

Chú ý nhiệt độ trong phòng

Giữ phòng ở nhiệt độ phù hợp là yếu tố giúp bé khỏe và ngủ ngon vào ban đêm. Phụ huynh có thể dùng máy sưởi để giúp căn phòng trở nên ấm hơn nhưng phải cẩn thận vì bé rất dễ bị bỏng và có nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Nhiệt độ trong phòng bé không nên quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài

Nếu bật điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng không được quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài. Nếu phòng đủ ấm, các mẹ có thể không cần bật điều hòa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Nếu sử dụng, cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ. Cũng cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng sẽ không khí dễ chịu hơn.

Giữ ấm cho con bằng thực phẩm

Vào những ngày mùa Đông, cơ thể bé cần nhiều vitamin và các khoáng chất hơn để tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh về đường hô hấp, vì vậy mẹ nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng giữ nhiệt như: Cà rốt, cà chua, tôm, cua, cá hồi, gừng... hoặc cho bé uống thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng.

Cho bé uống một chút sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngon giấc hơn. Tuyệt đối đừng để bé ôm bụng đói đi ngủ vì khi đói, thân nhiệt của bé sẽ giảm xuống đáng kể.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ