Infographic: Nhãn thực phẩm cho bạn biết những thông tin gì?

Có thể coi nhãn thực phẩm là “công cụ giao tiếp” thiết yếu giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

9 thực phẩm chay thúc đẩy cơ bắp phát triển

7 thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung

8 thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

3 nhóm thực phẩm giúp xương chắc khỏe

Những thông tin bạn có thể nắm được trên nhãn thực phẩm

Tại châu Âu, bao bì thực phẩm bắt buộc phải có những thông tin cụ thể giúp người tiêu dùng đưa ra được quyết định để lựa chọn sản phẩm. Các thông tin này cần phải chính xác, dễ nhìn, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn. Thông qua nhãn thực phẩm, người tiêu dùng có thể dẽ dàng tìm thấy các thông tin sau:

anh-1

Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng có thể cần phải đưa ra các cảnh báo cụ thể, như đề cập đến các thành phần không được khuyến khích cho trẻ em (ví dụ như caffeine); Thông tin về nồng độ cồn (với các loại đồ uống có cồn)…

Những thông tin bạn cần biết khi đọc danh sách thành phần trên nhãn

Danh sách thành phần cho người mua biết thực phẩm có chứa những nguyên liệu gì. Ví dụ, bạn có thể biết được loại dầu hoặc chất béo nào đã được sử dụng (dầu cọ hay dầu hướng dương), thực phẩm có được thêm muối hoặc đường hay không và có chứa những chất phụ gia thực phẩm nào.

Theo luật được quy định, các nhà sản xuất sẽ phải liệt kê tất cả các thành phần có trong thực phẩm, xuất hiện theo thứ tự khối lượng giảm dần. Điều này có nghĩa là các thành phần chiếm khối lượng lớn sẽ xuất hiện ở đầu danh sách, trong khi những thành phần chiếm khối lượng ít hơn sẽ xuất hiện ở gần cuối danh sách. Điều này có thể giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn hợp lý hơn. Ví dụ, các thực phẩm có “đường” hoặc “bơ” nằm trong những thành phần chính đồng nghĩa với việc thực phẩm đó có hàm lượng đường và chất béo cao, bạn nên cân nhắc trước khi mua.

anh-2

Một số thành phần có thể được thể hiện dưới dạng ký hiệu, ví dụ như khi thể hiện các chất phụ gia thực phẩm. Tất cả các chất phụ gia thực phẩm đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng, được phân loại là an toàn và được Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cho phép sử dụng. Ví dụ: “E300” hay “acid ascorbic” là vitamin C; “E160c” hoặc “capsanthin” là chiết xuất ớt paprika.

Ngoài ra, các chất phụ gia thực phẩm thường được đề cập cùng với chức năng của chúng, ví dụ: “Chất điều chỉnh độ acid”, “chất bảo quản” hay “chất nhũ hóa”… Độ an toàn của các chất phụ gia thực phẩm thường xuyên được EFSA đánh giá, nhằm đảm bảo luôn có đầy đủ bằng chứng khoa học và các biện pháp đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng.

Thông tin về các chất có thể gây dị ứng

Một số loại thực phẩm đã được xác định là nguyên nhân gây ra nhiều phản ứng dị ứng. Nếu thực phẩm có bao gồm các chất có thể gây dị ứng, chúng cần phải được thể hiện rõ ràng trong dannh sách thành phần (ví dụ như in đậm, in nghiêng, viết hoa hoặc gạch chân).

anh-3

Nhãn sản phẩm cũng cần có cảnh báo, ví dụ như “chứa chất có thể gây dị ứng”, vì thực tế trong quá trình sản xuất đôi khi không tránh được sự xuất hiện ngoài ý muốn của các chất này. Trong một số trường hợp, ngay cả một lượng nhỏ chất gây dị ứng cũng có thể gây nguy hiểm cho những người đặc biệt nhạy cảm.

Những thông tin cần biết khi tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

Bảng giá trị dinh dưỡng là công cụ hữu ích để người tiêu dùng xác định xem thực phẩm mình muốn mua có nhiều chất béo, muối hoặc đường hay không; Có chứa đủ các dưỡng chất mình cần để duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh hay không. Người tiêu dùng nên kiểm tra bảng giá trị dinh dưỡng để có sự so sánh giữa các mặt hàng, từ đó có lựa chọn lành mạnh nhất.

anh-4

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới thông tin về hạn sử dụng của thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

anh-5
 
Vi Bùi (Theo EUFIC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng