- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Ngày càng có nhiều mẹ lựa chọn kẹp dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không cười có đáng lo?
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên đi bệnh viện?
Cho trẻ sơ sinh uống nước có sao không?
Cách tự nhiên giúp điều trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kẹp dây rốn chậm là gì?
Kẹp dây rốn chậm hay kẹp dây rốn muộn là việc trì hoãn từ 15 giây đến 5 phút rồi mới kẹp hoặc cắt dây rốn cho trẻ sau khi sinh.
Tại thời điểm sinh, nhau thai và dây rốn chứa gần 1/3 máu trong khi 2/3 còn lại truyền đến trẻ sơ sinh. Kẹp dây rốn chậm sẽ cho phép bé nhận được nhiều máu hơn từ nhau thai và tăng lượng dự trữ sắt.
Kẹp dây rốn chậm có phổ biến không?
Kẹp dây rốn chậm khá phổ biến ở trẻ sinh non vì trẻ sẽ nhận được nhiều máu hơn. Trước đây, trẻ thường được kẹp và cắt dây rốn ngay sau khi sinh (10 - 30 giây). Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Heike Rabe chuyên nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho rằng, việc kẹp dây rốn muộn chỉ trong một thời gian rất ngắn cũng giúp trẻ thích nghi với môi trường mới tốt hơn.
Kẹp dây rốn chậm khá phổ biến ở trẻ sinh non
Lợi ích của việc cắt dây rốn chậm
Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc kẹp dây rốn muộn có những lợi ích sau:
Tăng thể tích máu: Lợi thế chính của việc kẹp dây rốn muộn là 1/3 lượng máu còn lại trong nhau thai sẽ truyền cho em bé. Tăng mức độ sắt cũng sẽ giúp gia tăng tiểu cầu, giúp đông máu tốt hơn. Kẹp dây rốn muộn làm tăng các tế bào máu đỏ lên đến 60% và khối lượng máu 30% ở trẻ sơ sinh.
Tăng cường tế bào gốc: Tế bào gốc rất cần thiết cho các chức năng cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch, tim mạch, thần kinh trung ương và hô hấp. Kẹp dây rốn muộn sẽ truyền cho cơ thể trẻ các tế bào gốc hiện diện ở nồng độ cao nhất trong máu nhau thai. Tế bào gốc cũng giúp sửa chữa bất kỳ tổn thương cơ quan nào có thể xảy ra trong quá trình vượt cạn.
Giảm nguy cơ thiếu máu: Nhận thêm máu từ nhau thai sẽ giúp cung cấp đủ chất sắt cho em bé. Theo một nghiên cứu, kẹp dây rốn muộn 2 phút sẽ làm tăng lượng sắt từ 27 - 47mg. Lượng sắt tiếp nhận thêm này cùng với sắt có trong cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ thiếu máu trong 6 tháng đầu đời. Nó giúp trẻ thích nghi tốt hơn với thế giới bên ngoài. Thiếu sắt có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh trung ương và suy giảm nhận thức.
Ổn định huyết áp: Kẹp dây rốn chậm ở trẻ sinh non có thể cải thiện mức huyết áp, giảm nhu cầu dùng thuốc hoặc truyền máu để kiểm soát huyết áp. Nó làm giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non.
Giúp phát triển thần kinh: Một nghiên cứu cho thấy kẹp dây rốn muộn hỗ trợ phát triển thần kinh tốt hơn, dẫn đến kỹ năng vận động tốt hơn vào lúc 7 tháng tuổi.
Ngay cả khi bạn chọn kẹp dây rốn chậm, bác sỹ cũng vẫn đảm bảo cho mẹ và con da kề da, giúp tăng liên kết, điều chỉnh nhịp tim, tăng khả năng miễn dịch, giảm khóc và giúp trẻ sớm bú mẹ.
Rủi ro khi cắt dây rốn muộn
Nghiên cứu cho thấy, việc trì hoãn cắt dây rốn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như vàng da, đa hồng cầu và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Theo một nghiên cứu, những vấn đề này dường như vô hại, lợi ích của kẹp dây rốn muộn lớn hơn nhiều so với rủi ro.
Nhiều người cho rằng, kẹp dây rốn muộn làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh ở người mẹ, nhưng không có bằng chứng cho điều này. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về sự mất máu giữa kẹp dây rốn sớm và muộn.
Kẹp dây rốn muộn có thể không an toàn nếu:
- Bạn có vấn đề về nhau thai, hoặc bong nhau thai;
- Bạn bị tiền sản giật hoặc thiếu máu;
- Bạn đang chảy máu nặng;
- Thai nhi bị dị tật hoặc thiếu máu.
Kẹp dây rốn muộn khi sinh mổ
Kẹp dây rốn muộn khi sinh mổ không đơn giản như sinh thường. Bởi tử cung bị rạch khi mổ lấy thai sẽ không co lại theo cách giống như sinh thường. Kẹp dây rốn muộn có thể khiến người mẹ có nguy cơ bị xuất huyết.
Bình luận của bạn