- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Một số tư thế yoga tốt nhất cho người bị hen suyễn
Mẹo tự nhiên xử trí thở khò khè cho bé yêu
7 loại trà tốt cho người bệnh hen suyễn
5 cách giữ cho phổi khỏe mạnh
Trẻ nhỏ thở khò khè có phải bị hen suyễn?
Hen suyễn (hen phế quản) khiến đường thở bị viêm, sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích, các chất gây dị ứng. Do đó, người bệnh hen suyễn thường dễ lên cơn hen với các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho, nặng ngực… rất khó chịu. Dưới đây là một số tư thế yoga đơn giản người bị hen suyễn có thể thử tập để cảm thấy tốt hơn:
Tư thế thoải mái (Easy pose)
Tư thế thoải mái phù hợp với cả người mới bắt đầu và người tập yoga lâu năm. Bằng cách tập trung vào việc thở và kiểm soát căng thẳng, tư thế yoga này có tác dụng cải thiện chức năng phổi và giảm triệu chứng hen suyễn tự nhiên.
Người bị hen suyễn nên giữ cột sống thẳng khi thực hiện Tư thế thoải mái
Cách thực hiện:
- Ngồi bệt trên sàn nhà với 2 chân khoanh và 2 bàn tay đặt thoải mái trên đầu gối.
- Kiểm soát nhịp thở đều đặn với động tác hít vào và thở ra.
- Giữ cho lưng thẳng, thư giãn vai, hít vào khi nâng tay lên trên đầu và thở ra khi đưa tay xuống.
Lặp lại từ 5-7 lần động tác này, tốt nhất nên tập vào buổi sáng.
Tư thế cây cầu (Bridge pose)
Tư thế cây cầu cũng rất hiệu quả trong việc kiểm soát hen suyễn vì nó giúp mở rộng lồng ngực và phổi. Ngoài ra, nó còn được phát hiện có rất nhiều lợi ích quý giá khác như: Tăng cường sức khỏe tuyến giáp, cải thiện hệ tiêu hóa, củng cố xương, tăng cường khả năng miễn dịch và mang lại cảm giác thư giãn khắp cơ thể.
Tư thế cây cầu giúp người bị hen suyễn giảm mệt mỏi, dễ ngủ hơn
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, hai tay song song với cơ thể, úp lòng bàn tay xuống.
- Gập đầu gối, khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai.
- Hít sâu đồng thời nâng hông lên đến khi bạn cảm nhận thấy sự căng của lưng và cổ.
- Giữ tư thế tầm 5-8 nhịp thở, thở đều và chậm.
- Từ từ nằm xuống, thở ra nhẹ nhàng. Hít thở sâu vài lần trước khi bật dậy.
Lặp lại động tác 3-5 lần.
Tư thế rắn hổ mang (Cobra pose)
Tư thế rắn hổ mang rất được khuyến khích cho bệnh nhân hen suyễn. Nó là một phần một phần trong chuỗi động tác chào mặt trời (Sun Salutation), tiếng Phạn gọi là Surya namaskara. Tư thế rắng hổ mang giúp giảm các triệu chứng hen suyễn bằng cách tăng cường oxy và lưu thông máu khắp cơ thể, cũng như mở rộng lồng ngực và phổi.
Tư thế rắn hổ mang tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết quan trọng
Cách thực hiện:
- Nằm sấp, cằm ngước lên một chút, cổ thẳng.
- Đặt lòng bàn tay bên dưới vai, cạnh ngực. Chụm 5 ngón tay, lòng bàn tay úp phẳng xuống sàn.
- Trọng lượng cơ thể dồn đều lên 2 bàn tay, 2 châm chụm lại như đuôi rắn.
- Hít sâu, dùng cơ lưng nâng người lên, bụng vẫn chạm sàn.
- Kéo vai về sau, mở căng khoang ngực, mở căng vai. Giữ tư thế trong 15-30 giây.
- Thở ra và từ từ trở lại vị trí ban đầu.
Lặp lại động tác ít nhất 5 lần, thư giãn trong 15 giây giữa mỗi hiệp.
Tư thế con bướm (Butterfly pose)
Tư thế con bướm giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi và đặc biệt là giảm triệu chứng liên quan đến hen suyễn như khó thở, thở khò khè. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng được cải thiện.
Tư thế con bướm tốt cho người bị hen suyễn
Cách thực hiện:
- Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng, lưng thẳng.
- Gập đầu gối, đưa bàn chân vào trong lòng, 2 bàn chân áp sát, cách xương chậu từ 15-20cm. Dùng tay giữ chặt bàn chân.
- Hít sâu, ấn đùi và đầu gối sát xuống thảm.
- Hít thở đều đặn, bật cả 2 chân lên và hạ xuống đồng thời, đều đặn.
- Hít thở sâu vài hơi dài, cố gắng thư giãn và từ từ duỗi thẳng chân ra trước mặt.
Lặp lại động tác từ 15-20 lần.
Tư thế xác chết (Corpse pose)
Thực hành tư thế xác chết để kết thúc buổi tập một cách hoàn hảo hơn. Nó có khả năng kiểm soát hơi thở và căng thẳng. Tư thế này cũng đưa cơ thể vào trạng thái thiền định, giúp trẻ hóa toàn bộ cơ thể. Cơ thể bình tĩnh và thư thái là một trong những "chìa khóa" để ngăn ngừa các cơn hen suyễn và giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Tư thế xác chết mang đến hiệu quả thư giãn tối ưu nhất
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
- Đặt cánh tay dọc theo cơ thể, lòng bàn tay ngửa.
- Nhắm mắt lại và tập trung vào việc hít thở sâu.
- Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 10 phút.
Để thoát ra khỏi tư thế, hãy lăn người sang một bên và từ từ bật lên ở tư thế ngồi.
Bình luận của bạn