Không để tiền mất, tật mang vì trào lưu thải độc ký sinh trùng

Thải độc ký sinh trùng thực hiện vô tội vạ có thể gây hại cho sức khỏe

Cấp cứu bệnh nhân bụng phồng to vì nhiễm giun đũa chó

Podcast: Nuôi thú cưng cần đề phòng nhiễm giun đũa chó mèo

Podcast: Mầm bệnh trong món thịt lợn tái sống

Nhiễm sán dây bò nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh?

Trào lưu “thải độc ký sinh trùng”

Thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu "thải độc ký sinh trùng", hứa hẹn giúp cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn. Các hội nhóm chia sẻ về các phương pháp này cho rằng, ký sinh trùng là nguyên nhân ra phần lớn các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Phương pháp thải độc, diệt ký sinh trùng có thể giúp bạn “khỏi hoàn toàn” các vấn đề trên.

Có nhiều cơ chế thải độc ký sinh trùng được các hội nhóm này lăng xê, nhưng phổ biến nhất là 3 trào lưu:

- Dùng viên uống thảo dược chứa hoa hồi, đinh hương, bìm bịp vàng, ngải tây…

- Dùng các gia vị, thảo mộc có đặc tính chống viêm như giấm táo, tỏi, gừng, nghệ…

- Thay đổi chế độ ăn bằng cách phương pháp hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, kiêng gluten (một dạng protein trong bột mì, ngũ cốc), ăn nhiều chất xơ. 

Nhiều sản phẩm thải độc ký sinh trùng theo liệu trình được quảng cáo trên mạng xã hội theo cách thổi phồng công dụng

Nhiều sản phẩm "thải độc ký sinh trùng theo liệu trình" được quảng cáo trên mạng xã hội theo cách thổi phồng công dụng

Đánh giá về trào lưu trên, chuyên gia dinh dưỡng Beth Czerwony – hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ) nhận định, điều chỉnh chế độ ăn theo hướng lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe toàn diện và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, trường hợp bạn thực sự nhiễm ký sinh trùng, chỉ thay đổi chế độ ăn là chưa đủ.

Tự ý thải độc ký sinh trùng không chỉ vô bổ, mà còn có hại

Theo chuyên gia Czerwony, tự ý thực hiện các biện pháp thải độc ký sinh trùng mà không qua chẩn đoán, tư vấn của bác sĩ có thể gây hại nhiều hơn lợi. 

Thứ nhất, hiện không có bằng chứng nào cho thấy các loại cỏ cây, thảo dược trên có thể điều trị nhiễm trùng ký sinh trùng, hay tiêu diệt được ấu trùng, trứng của giun sán. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều loại thuốc, dược phẩm được phát minh để xử lý ký sinh trùng như giun sán hiệu quả hơn nhiều so với thảo dược.  

Ngoài ra không phải vấn đề tiêu hóa nào liên quan đến ký sinh trùng đường ruột. Nhiễm ký sinh trùng là căn bệnh thầm lặng, do chúng có thể “chung sống hòa thuận” trong cơ thể nhiều năm liền để sinh sôi, nảy nở và hút dinh dưỡng, máu từ vật chủ. Hay các vấn đề ngoài da như viêm loét dạ dày, nhiễm HP, nhiễm nấm, viêm da cơ địa, ung thư… không hề liên quan đến ký sinh trùng đường ruột.

Tự ý thực hiện các biện pháp thải độc đường ruột, thanh lọc cơ thể có thể gây ra suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, làm trầm trọng thêm các vấn đề như tiêu chảy, dẫn tới mất nước. 

Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng một cách khoa học?

Nhiễm ký sinh trùng là căn bệnh âm thầm, chỉ được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ

Nhiễm ký sinh trùng là căn bệnh âm thầm, chỉ được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ

Chuyên gia Czerwony cho hay, nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm thường gây đau bụng, chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân bất thường. Khi tiếp xúc với những thông tin gây hoang mang về bệnh do ký sinh trùng, người dân nên tỉnh táo kiểm tra lại sức khỏe, nếu nghi ngờ hãy tới bệnh viện uy tín để được thăm khám, làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. 

Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh do ký sinh trùng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu với thuốc trị ký sinh trùng. Thuốc có tác dụng làm tê liệt giun sán trong đường ruột, ngăn chúng phát triển hoặc sinh sôi. Tùy theo phác đồ, bạn có thể phải điều trị kéo dài, tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo không còn ký sinh trùng trong cơ thể.

Người bị thiếu vitamin do nhiễm ký sinh trùng có thể cần bổ sung vi chất theo chỉ định. Kết hợp với đó là chế độ ăn lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường có hại cho hệ miễn dịch. Ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp bạn cải thiện nhu động ruột và đào thải ký sinh trùng ra ngoài theo phân. 

Tại Việt Nam, điều kiện khí hậu và thói quen sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi (dùng phân động vật bón cho cây trồng) tạo điều kiện ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nhiều người không tuân thủ ăn chín uống chín, dễ nhiễm các loại giun, sán có trong rau sống, thịt tái, gỏi cá, tiết canh… Tốt hơn hết, nên bảo vệ sức khỏe bằng thói quen rửa tay thường xuyên và đều đặn mỗi ngày, rửa tay trước khi ăn và chế biến thức ăn; Sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với động vật. Tẩy giun định kỳ là cách phòng ngừa bệnh do ký sinh trùng hiệu quả. 

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các phương pháp thải độc chưa có bằng chứng khoa học hoặc không có chỉ định của bác sĩ. Những thực phẩm chức năng được quảng cáo hỗ trợ nhuận tràng, làm sạch ký sinh trùng không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp