Với trẻ tự kỷ, yêu thương là liều thuốc tốt nhất
Trẻ tự kỷ: Dễ mắc nhiều bệnh, khổ trăm đường!
Cha mẹ càng chênh tuổi – Con càng dễ tự kỷ!
Trị chứng tự kỷ chỉ bằng ngôn ngữ
Phân biệt rối loạn Aspereger và chứng tự kỷ ở trẻ em
Deji Akingbade – chuyên gia của trang Life Hack – vẫn còn nhớ lần đầu tiên, một người bạn đại học của anh phát hiện ra con trai của mình mắc chứng tự kỷ. Anh bạn chia sẻ: “Vợ tôi và tôi phải đối mặt với đủ loại khó khăn khi biết nó mắc tự kỷ. Đôi lúc, tôi nhận thấy chẳng còn gì khó khăn hơn việc chăm sóc một đứa trẻ tự kỷ kể từ sau khi kết hôn”.
Deji đã hướng dẫn cho bạn mình cách để chăm sóc con hiệu quả và bây giờ sẽ là các bạn, những người đang yêu thương một đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ.
Trẻ tự kỷ luôn có những hành vi khó hiểu và trong một vài giới hạn nhất định
Tự kỷ không phải là một bệnh, cũng không phải là lỗi của bất kỳ ai
Các bậc cha mẹ khi thấy con mình không thể hòa nhập được với cuộc sống sẽ nghĩ rằng đó là do căn bệnh tự kỷ, chính căn bệnh này đang hành hạ trẻ. Theo tâm lý thông thường, cha mẹ sẽ muốn dùng các phương pháp như ép buộc, dụ dỗ để hướng trẻ vào những hoạt động bình thường. Tuy nhiên phương pháp này sẽ cực kỳ nguy hiểm với trẻ tự kỷ.
Trước khi chăm sóc trẻ tự kỷ, bạn phải hiểu tự kỷ không phải là một bệnh, chỉ là cách tiếp cận trong chăm sóc của bạn sẽ không giống như những đứa trẻ bình thường khác. Những đứa trẻ tự kỷ nếu được nuôi dưỡng đúng cách khi lớn lên vẫn có thể hòa nhập với cộng đồng và có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác trong xã hội.
Trẻ tự kỷ khó hòa nhập với xã hội
Bất kỳ ai cũng sẽ có cảm giác lạ lẫm khi lần đầu tiếp xúc với những điều mới mẻ nhưng những đứa trẻ tự kỷ còn cảm thấy tồi tệ hơn họ gấp hàng ngàn lần. Trẻ có thể có những hành vi gây hấn, la hét ầm ỹ hay không chịu nói chuyện nhưng cha mẹ hãy hiểu rằng đây là những triệu chứng nằm ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Bản thân trẻ không hề muốn như vậy, cha mẹ hãy giúp trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ thật tỉ mỉ, rõ ràng, chậm rãi. Để có thể bước chân vào thế giới của trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu sở thích cũng như điểm yếu của trẻ của trẻ.
Khả năng giao tiếp bị hạn chế
Ngay từ những năm tháng đầu tiên, trẻ tự kỷ đã học nói rất chậm và ít phản ứng với những điều đang diễn ra xung quanh. Khả năng giao tiếp của trẻ cũng không được cải thiện nhiều khi trẻ lớn lên, vì vậy bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn nói chuyện với trẻ.
Điều đó làm đau đầu rất nhiều ông bố bà mẹ khi phải luôn nghĩ cách để thu hút được sự chú ý của con mình. Bạn hãy nhớ rằng, nói chuyện không phải là cách duy nhất để giao tiếp với trẻ, bạn có thể chơi chung, tìm hiểu chung những việc mà trẻ hay làm…, đó cũng là cách để trẻ cảm thấy mình không còn cô độc, là một cách giao tiếp hiệu quả.
Trẻ tự kỷ bị giới hạn hành động
Trẻ tự kỷ thường sẽ làm một vài công việc hạn chế hoặc không thể tập trung vào bất cứ một điều gì. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ lại có thể lợi dụng những nhược điểm này để hòa đồng cùng với trẻ: Hãy chăm chú vào những hoạt động mà trẻ yêu thích để hỗ trợ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng đặc biệt của mình.
Không chỉ bị giới hạn về hành động, trẻ tự kỷ cũng không biết cách thể hiện cảm xúc ra bên ngoài. Trẻ thường tránh phải tiếp xúc bằng ánh mắt với người đối diện, giọng nói đều đều với nét mặt không có biểu cảm.
Trẻ khó biểu lộ tình cảm, có vẻ thờ ơ với mọi thứ xung quanh nhưng không có nghĩa là chúng thiếu cảm xúc hay không có sự đồng cảm, điều quan trọng là cha mẹ phải biết cách kích hoạt cảm xúc của trẻ một cách hiệu quả.
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn