Cảnh giác với 13 thực phẩm chứa nhiều hóa chất

Nhiều loại rau củ quả có thể chứa độc tố từ hóa chất gây hại cho sức khỏe

Hoá chất biến thịt heo thành thịt bò độc hại như thế nào?

Heo nái biến thành thịt bò nhờ hóa chất

Kinh hãi gà nhuộm hóa chất quá độc

Phân biệt được mứt ngâm hóa chất nguy hiểm

Những thực phẩm dưới đây có nguy cơ tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh tật vì chứa nhiều hóa chất, bạn hãy cẩn trọng khi sử dụng những loại thực phẩm này:

1. Táo

Thuốc trừ sâu được phun trong quá trình trồng có thể bám vào vỏ táo và ngấm sâu vào bên trong. Do đó khi ăn táo cần rửa thật kỹ lưỡng và gọt vỏ để giảm tối đa việc nhiễm độc cho cơ thể.

2. Đậu phụ

Đậu phụ giàu protein, calci, tuy nhiên nhiều cơ sở sản xuất lại sử dụng thạch cao xây dựng, bột chua để làm đậu

3. Cà chua

Người trồng thường sử dụng thuốc ủ chín hoa quả để làm chín đều cà chua. Những chất độc này gây hại cho sức khỏe của bạn, bởi vậy nên chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho an toàn.

4. Đào

Đào là loại quả chỉ đứng sau cần tây về mức độ các chất độc khó rửa trôi bám trên vỏ. Đào ngâm được cho là sự lựa chọn hợp lý hơn.

5. Lê

Lê được phun thuốc bảo vệ thực vật liên tục để tránh côn trùng và lớp vỏ mỏng không đủ sức ngăn cản chất độc thấm vào phần ruột

6. Cần tây

Rễ cần tây hấp thụ dễ dàng nguồn chất lỏng từ đất, các độc tố dễ dàng được đưa vào thân rau, tồn tại ở đó, không dễ được rửa sạch, nên có nguy cơ đi vào cơ thể khi ta ăn.

7. Khoai tây

Từ lúc thúc mầm, khoai tây đã ngấm phần thuốc để bảo vệ mầm không bị phá hỏng. Phần đất xung quanh khoai tây cũng được phun hóa chất để không bị các rau cỏ dại xâm lấn.

8. Miến, bún, bánh phở

Các loại thực phẩm này có màu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Nếu miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản khi chế biến. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể ăn các loại bún, bánh phở khô bán trong siêu thị hoặc tự làm.

9. Giá đỗ

Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ. Giá đỗ có nhiều công dụng, chúng ta nên dùng giá đỗ tự làm để an toàn và bảo vệ sức khỏe.

10. Mướp đắng

Mướp đắng được nhiều người dùng như một loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh, vì công dụng tuyệt vời của nó. Nhưng mướp đắng cũng là loại quả chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm, chất kích thích do người trồng hám lợi để phun vào quả.

11. Thịt heo

Nếu thịt lợn chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò, đó là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid.

12. Tôm khô

Nhiều cơ sở sản xuất tẩm phẩm màu có chứa hóa chất để biến tôm thối thành tôm khô bắt mắt, thu hút người mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để nước nấu ngon ngọt, bạn nên dùng đầu tôm, vỏ tôm hơn là ninh nước tôm khô.

13. Nước uống có ga, đóng sẵn

Chất tạo màu caramel nhân tạo có trong các đồ uống phổ biến nhất là cola. Chất tạo màu caramel thường được tạo ra bằng cách đun nóng siro ngô với hợp chất ammoni, acid và kiềm. Hợp chất ammoni tham gia quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra 2 loại chất gây ung thư 2-methylimidazole và 4-methylimidazol.

Lưu ý: Hãy đảm bảo thực phẩm bạn dùng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng đảm bảo để tránh nhiễm độc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm có chức năng thải độc tố, giúp hỗ trợ giải độc, để giảm thiểu các nguy cơ.

 



Ngoc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp