Nên kiểm soát cơn tức giận, tránh để hối tiếc về sau
Kìm hãm sự tức giận: Những điều nên làm, nên tránh
Vì sao không được tập thể dục khi đang tức giận?
Những bệnh có thể gặp phải khi nén giận
Kiểm soát cơn giận hiệu quả
Trước khi cơn giận "thiêu đốt", bạn có thể áp dụng những tip dưới đây để kiểm soát cơn tức giận, lấy lại bình tĩnh một cách nhanh nhất.
1. Đếm ngược
Đếm ngược hoặc đếm xuôi từ 1 đến 10. Nếu bạn thực sự tức giận, hãy bắt đầu từ 100. Trong thời gian bạn đếm, nhịp tim sẽ chậm lại, sự tức giận sẽ giảm dần.
2. Tập trung vào hơi thở
Hơi thở của bạn trở nên nông hơn và nhanh hơn khi bạn tức giận. Hít thở chậm, sâu từ mũi và thở ra bằng miệng trong vài giây sẽ làm nguôi cơn tức giận.
3. Đi dạo
Tập thể dục có thể giúp làm dịu thần kinh và làm giảm sự tức giận. Đi dạo, đạp xe hoặc đánh bóng - bất cứ điều gì khiến chân tay của bạn vận động đều tốt cho cơ thể và tâm trí.
Nếu cảm thấy cơn tức giận đang xâm chiếm mình, bạn hãy ra ngoài đi dạo
4. Giãn cơ bắp
Khi bạn thấy căng thẳng, hãy hít thở chậm và có chú ý, giãn cơ ở từng bộ phận cơ thể.
5. Lặp lại 1 câu thần chú
Tìm một từ hoặc cụm từ giúp bạn bình tĩnh và tập trung. Lặp lại từ đó nhiều lần.
6. Bài tập kéo giãn
Vươn vai, vươn dài người là những động tác yoga có thể giúp bạn kiểm soát cơ thể và cảm xúc.
7. Tìm 1 nơi yên tĩnh
Vào 1 căn phòng yên tĩnh, nhắm mắt lại và tưởng tượng bản thân đang ở trong một khung cảnh thư giãn. Tập trung vào các chi tiết trong khung cảnh tưởng tượng: Màu của nước, ngọn núi, những con chim... Cách này giúp bạn thực sự bình tĩnh giữa cơn tức giận.
8. Chơi nhạc
Hãy để âm nhạc mang bạn ra khỏi cảm xúc của bạn. Bạn có thể vừa nghe vừa ngân nga theo.
9. Đừng nói
Khi đang cực kỳ tức giận, hãy giả vờ như đôi môi của bạn bị dán kín. Không nói gì sẽ cho bạn thời gian để tập trung suy nghĩ.
10. Có thời gian tĩnh tâm
Trong thời gian này, bạn có thể đưa cảm xúc của mình trở lại trạng thái bình thường.
11. Hãy hành động
Hãy làm điều gì đó tốt cho người khác. Khai thác năng lượng tức giận của bạn vào thứ gì đó hiệu quả.
12. Viết
Những gì bạn muốn nói, hãy viết ra. Ghi lại những gì bạn cảm thấy sẽ giúp bạn bình tĩnh và đánh giá lại các sự kiện dẫn đến cơn tức giận.
13. Tìm giải pháp
Bạn có thể tạm thời chấm dứt sự tức giận bằng cách đưa nó ra khỏi tầm nhìn của mình.
14. Xem lại phản hồi của bạn
Ngăn chặn sự bùng nổ bằng cách diễn tập lại những gì bạn sẽ nói hoặc cách bạn sẽ tiếp cận vấn đề trong tương lai. Thời gian diễn tập này sẽ cho bạn một số giải pháp khả thi.
15. Dấu hiệu dừng lại
Nhìn biểu tượng, hình ảnh có dấu hiệu dừng lại sẽ giúp bạn bình tĩnh lại khi đang giận dữ. Đó là một cách nhanh chóng giúp ngăn chặn bản thân bạn nói hoặc hành động trong thời điểm này.
16. Thay đổi thói quen
Nếu một việc nào đó luôn khiến bạn cảm thấy tức giận, hãy thay đổi nó.
17. Nói chuyện với một người bạn
Hãy tự giúp mình xử lý những gì đã xảy ra bằng cách nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy.
18. Cười
Xua tan cơn giận bằng cách tìm ra cách để cười, như chơi với trẻ, xem những bức ảnh hài hước...
19. Thực hành lòng biết ơn
Hãy dành một chút thời gian để nhìn nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn. Điều này không chỉ giúp xóa tan sự tức giận mà còn có thể xoay ngược lại tình huống.
20. Đặt hẹn giờ
Hãy cho mình một chút thời gian trước khi bạn định nói hay hành động. Thời gian này sẽ giúp bạn bình tĩnh và suy nghĩ sáng suốt hơn.
21. Viết thư
Viết thư hoặc email cho người khiến bạn tức giận. Sau đó, hãy xóa nó đi.
22. Tưởng tượng tha thứ cho họ
Hãy giả vờ rằng bạn đã tha thứ cho họ, bạn sẽ cảm thấy cơn tức giận của mình biến mất.
23. Thực hành sự đồng cảm
Hãy thử đi chiếc giày của người khác và nhìn nhận từ góc nhìn của họ. Lúc này, có thể bạn sẽ ít tức giận hơn.
24. Thể hiện sự tức giận
Bạn có thể nói bạn cảm thấy thế nào, miễn là bạn xử lý nó đúng cách. Yêu cầu 1 người bạn đáng tin cậy để giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Bùng phát không giải quyết vấn đề, nhưng đối thoại có thể giúp giảm căng thẳng và giảm bớt sự tức giận. Nó có thể ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.
25. Hãy sáng tạo
Biến sự tức giận của bạn thành một sản phẩm hữu hình. Hãy vẽ tranh, làm vườn hoặc sáng tác thơ khi buồn. Cảm xúc là nguồn sáng tạo vô biên.
Bình luận của bạn