- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Thời tiết chuyển mùa có tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi
Giao mùa – Nỗi lo của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Viêm mũi xoang lúc giao mùa
Phòng bệnh xương khớp lúc giao mùa
Những bệnh cần chú ý khi giao mùa
4 bệnh thường gặp lúc giao mùa
Viêm đường hô hấp
Trong các bệnh người cao tuổi dễ mắc phải khi thời tiết giao mùa thì bệnh về đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới là thường gặp hơn cả. Đường hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản và các xoang. Đường hô hấp dưới có khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận cùng và phế nang.
Để phòng tránh viêm đường hô hấp, người cao tuổi cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hàng ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha. Nếu dùng răng giả, người cao tuổi cần vệ sinh răng giả thật sạch, tránh để nhiều cặn thức ăn còn bám dính trên răng làm tăng nguy cơ bội nghiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.
Đột quỵ não
Hệ mạch giảm độ đàn hồi thường xảy ra xơ cứng mạch máu thường kèm theo tăng huyết áp. Người bệnh đột nhiên thấy choáng váng, giảm ý thức, bại một bên cơ thể. Trường hợp nặng, người bệnh bị đột quỵ và bất tỉnh. Thời điểm dễ xảy ra đột quỵ não là chiều tối và đêm.
Cách phòng tránh đột quỹ não là tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, tránh rượu bia, thuốc lá, tinh thần thoải mái.
Cứng khớp, khó vận động
Nhiều cụ ngủ dậy không vận động được khớp gối, khớp cổ tay, khó vận động khớp ngón tay, khớp cổ. Việc đi lại, cầm bát đũa cũng khó khăn hơn. Tình trạng này xảy ra do các khớp không tiết đủ chất nhờn bôi trơn cho vận động.
Cứng khớp khó vận động do các khớp không tiết đủ chất nhờn bôi trơn
Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, mỗi ngày nên tập khoảng 20 – 30 phút. Buổi sáng, khi mới ngủ dậy, nên vận động từ từ để các màng hoạt dịch tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
Đau lưng
Thời tiết chuyển mùa, hiện tượng đau lưng ở người cao tuổi trở nên rõ ràng hơn trước. Nguyên nhân là do thoái hóa xương cột sống, cột sống bị “còng”. Đau lưng gây ra khó nằm, mất ngủ, khi đứng khi ngồi cũng đau. Để giảm đau, có thể xoa bóp làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương.
Các biện pháp phòng bệnh
Trong nhiều trường hợp, nếu muốn sử dụng thuốc người cao tuổi nên tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ vì những tác dụng phụ của thuốc có thể nghiêm trọng. Vì thế, với người cao tuổi, ngăn ngừa bệnh là việc cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
Tránh để cơ thể nóng, lạnh đột ngột: Người cao tuổi nên mặc ấm khi trời lạnh, mặc quần áo rộng nhưng không quá mỏng khi trời chuyển nóng. Phòng ở nên thông thoáng nhưng tránh để gió lùa. Khi trời chuyển nắng, người cao tuổi không nên phơi nắng, tắm nắng tránh bị cảm.
Giữ giấc ngủ yên trong đêm: Thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Để đêm ngủ yên giấc, người cao tuổi có thể đi bộ khoảng 30 phút lúc chiều tối, trước khi đi ngủ uống một ly sữa ấm, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon giấc, giảm căng thẳng… Tránh ăn nhiều canh, uống nhiều nước để đỡ bị buồn tiểu trong đêm. Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, cá có nhiều tyrosine gây hưng phấn dẫn đến khó ngủ.
Tăng cường rau củ quả: Tăng cường rau củ quả nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, su hào, xà lách… giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại các virus, vi khuẩn xâm nhập.
Bình luận của bạn