- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tiêm phòng cho trẻ là cần thiết.
Trẻ 4 tháng tuổi tử vong sau tiêm vaccine
Nghiên cứu vaccine ngừa HIV thành công ngoài mong đợi
Vaccine Việt Nam được WHO công nhận đạt chuẩn quốc tế
Tạm ngưng sử dụng vaccine viêm gan B sau khi 1 bé sơ sinh tử vong
Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho trẻ
1. Phản ứng tại chỗ
Những phản ứng này luôn xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng.
Trẻ quấy khóc: Do bị tiêm đau nên trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. Thường cảm giác đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Nổi cục ở da: Một số cục nhỏ bằng hạt đậu có thể nổi lên da của trẻ sau khi tiêm. Hoặc trẻ có thể bị viêm tấy đỏ nơi tiêm phòng. Thường chúng tồn tại nhiều nhất khoảng 3 tuần sẽ tan đi.
Trẻ bị mẩn ngứa: Khoảng 5% đến 10% trẻ sẽ bị mẩn ngứa ở chỗ tiêm phòng, kéo dài gần 1 tuần và sau đó sẽ tự khỏi.
2. Phản ứng ngoài da
Khi trẻ tiêm vaccine phòng sởi có thể xảy ra các phản ứng ngoài da như ngứa toàn thân, nổi mề đay, phát ban đỏ kéo dài từ 3-6 ngày sau tiêm
2 - 10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi sẽ bị ngứa toàn thân hay nổi mề đay. Trẻ cũng có thể bị phát ban đỏ. Các phản ứng ngoài da này kéo dài khoảng 3 đến 6 ngày và thường gặp ở những trẻ dễ bị dị ứng. Thường thì bệnh tự khỏi nhưng nếu trẻ cảm thấy quá khó chịu thì nên đến bác sỹ để kê đơn thuốc chống dị ứng.
3. Hội chứng "rên la kéo dài"
Trẻ rên hay hét to sau khi tiêm phòng là phản ứng thần kinh bình thường của trẻ sau khi tiêm phòng
Khoảng 3% trẻ ở khoảng 3 đến 6 tháng tuổi có thể sẽ rên hay hét to lên sau khi tiêm phòng chừng 6 - 10 tiếng đồng hồ. Phản ứng là do ảnh hưởng của thuốc lên thần kinh của trẻ, không có biến chứng gì nguy hiểm. Tình trạng này không cần can thiệp nhưng nếu gia đình quá bất an thì bác sỹ sẽ cho trẻ dùng thuốc an thần để làm bạn yên tâm.
4. Phản ứng toàn thân
Phản ứng sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 độ C khiến trẻ quấy khóc, vật vã là ảnh hưởng sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thương hàn, ho gà, sởi và quay bị
Sốt là phản ứng toàn thân hay gặp nhất. Trong vòng vài giờ hoặc 1 ngày sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Trẻ khó chịu trong người và quấy khóc, vật vã và có thể cảm thấy nhức đầu.
Một số vaccine dễ gây ra phản ứng sốt là thương hàn, ho gà. Vaccine phòng sởi và quai bị thì trẻ có thể bị sốt sau 5 đến 12 ngày sau tiêm. Thường các triệu chứng sốt đều tự khỏi sau khoảng 2 ngày. Nếu trẻ sốt quá cao thì mới cần dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ.
5. Viêm hạch
Khi tiêm vaccine phòng lao (BCG), trẻ có thể bị nổi hạch ở nách to bằng hột đậu phộng, cộm cứng, không có mủ, sưng kéo dài trong một tháng sau đó tự biến mất
Vaccine phòng lao (BCG) có thể gây ra nổi hạch ở nách ở một số trẻ. Hạch xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tuần sau khi tiêm, dạng hạch hóa mủ hay chỉ là hạch bình thường.
Nổi hạch bình thường to bằng hột đậu phộng, cộm cứng, không có mủ, sưng kéo dài trong một tháng sau đó tự biến mất. 6-12% trẻ bị sưng hạch dạng này và thường hạch không gây ra đau đớn hay biến chứng gì.
Hạch mủ thì sưng to dần, kích thước bất thường có khi bằng một trái chanh, mềm nhũng vì có mủ ở bên trong. Hạch khi phát triển hết cỡ thì tự vỡ chảy mủ, vệ sinh sạch sẽ thì tự khỏi. Một số trường hợp bất thường cần can thiệp mổ lấy mủ và vệ sinh để lành lại. Chỉ có khoảng 0,1 đến 4,3 % trẻ tiêm phòng lao có nguy cơ mắc triệu chứng này.
Phản ứng nổi hạch sau khi tiêm phòng không gây giảm tác dụng phòng ngừa của thuốc. Trẻ bị nổi hạch cũng sẽ phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp biến chứng khi tiêm phòng một số loại vaccine khác như sởi.
6. Tai biến thần kinh
Sau khi tiêm phòng bệnh ho gà trẻ có thể bị co giật và sốt cao. Đây là biểu hiện đáng lo ngại của tai biến thần kinh do thuốc gây ra. Cơn co giật xuất hiện không ổn định, thường từ 30 phút đến 30 ngày sau khi tiêm.
Tỉ lệ trẻ bị tai biến là 6/1.000 và thường rơi vào những trẻ đã xuất hiện các cơn co giật trước đó. Một số rất ít trẻ có tiền sử co giật cũng có thể bị mắc bệnh não khi tiêm phòng ho gà. Biểu hiện thường thấy như hôn mê, nôn ói, co giật… và có để lại di chứng sau này. Tỉ lệ trẻ tai biến thần kinh não là 1/ 1.000.000 trường hợp.
Ở vaccine viêm gan siêu vi B, có nguy cơ sốc phản vệ sau khi tiêm nhưng chỉ có 1,1 ca/1 triệu liều được tiêm và thường xảy ra trong vòng một giờ sau tiêm.
Ở vaccine viêm não Nhật Bản có phản ứng biểu hiện thần kinh (như viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên) cũng chỉ có tỷ lệ 1 - 2,3 ca/1 triệu liều.
Theo BS Nguyễn Thị Từ Anh - Trưởng Khoa Sơ sinh - Đơn vị quản lý việc tiêm ngừa tại BV Từ Dũ cho biết: Theo quy trình chuẩn, trẻ em sau tiêm ngừa phải được giữ lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi chặt tình trạng sốc phản vệ nếu có. Sau đó, khoảng từ 24 - 48 giờ sau tiêm, trẻ cần được theo dõi tại nhà. Trẻ cần được đưa đến BV nếu có những biểu hiện:Tthở bất thường, sốt cao liên tục và không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt, quấy khóc liên tục, bú không được, co giật, tím tái, có những cơn lạnh người kéo dài… Đối với vết chích, phụ huynh nên ép chặt miếng bông gòn được nhân viên y tế đặt lên vết thương sau khi tiêm. Đa số các nơi đều cung cấp băng dán cá nhân để cố định miếng bông, phụ huynh có thể gỡ miếng bông ra khoảng 1 giờ sau tiêm.
Bình luận của bạn