6 thói quen tấn công trái tim bạn

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vẫn chiếm hàng đầu và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Vaccine cúm: Ít hiệu quả lại gây nguy cơ tim mạch

Cảnh báo TPCN Trung Quốc làm tăng nguy cơ tim mạch

1/3 số ca tử vong hàng năm do bệnh tim mạch

Tăng huyết áp - Nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ

1. Thức khuya

Đặc biệt với những người ngủ muộn do bị căng thẳng tinh thần hay thức khuya để uống rượu, hút thuốc hoặc ăn thêm bữa phụ nhiều chất ngọt và chất béo, hoa quả thì tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch càng tăng mạnh. Người thức đêm nhiều sẽ gây hại cho tì khí, các cơ quan nội tạng cũng không thể có sự điều chỉnh kịp thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

2. Uống không đủ nước

Hiện tượng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra khi con người chìm vào giấc ngủ sâu. Lượng nước trong cơ thể không đủ cũng khiến lượng nước trong máu ít, độ kết dính máu cao, tạo nên hiện tượng máu đông, máu không thể di chuyển về tim, gây ra nhồi máu cơ tim. Do vậy, nếu trước khi đi ngủ uống một cốc nước có thể giảm độ kết dính của máu, làm giảm nguy cơ đột phát bệnh tim. 

3. Ăn quá nhiều

 

Ăn nhiều, đặc biệt là ăn nhiều phần ăn giàu calo, thực phẩm nhiều đường nhiều mỡ và bột tinh lọc, đồ uống có gas, nhiều đường nhiều phụ gia độc hại chính là nguyên nhân khiến cho bạn dễ tăng cân, béo phì, đồng thời, là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một chế độ dinh dường hợp lý luôn là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa bệnh tật, nhất là những bệnh liên quan đến tim mạch.

4. Ăn nhiều muối 

Ăn quá nhiều muối sẽ gây ra bệnh huyết áp cao và có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ nguy hiểm. Bạn nên giảm muối trong bữa ăn và đặc biệt là những người mắc bệnh huyết áp cao. Nên sử dụng ít hơn 5gr muối mỗi ngày (khoảng 1 thìa cafe). Đây là khuyến cáo của WHO đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5. Uống nhiều rượu

Những người uống trên 2 cốc rượu/ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp và bệnh tim mạch gấp 1,5 - 2 lần so với người không uống rượu. Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể gây tổn thương gan, thận, tim… 

6. Tình dục không an toàn

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể đóng vai trò quan trọng gây bệnh tim mạch và ung thư. Do vậy, để bảo đảm sức khỏe bạn cần thực hiện hoạt động tình dục an toàn. Đặc biệt, với những người có nguy cơ bệnh tim mạch cao như người lớn tuổi, cần chú ý về số lượng, tần suất cũng như mức độ "nặng", "nhẹ" hợp lý của mỗi lần quan hệ tình dục.

Mãn kinh sớm cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch.
Buồng trứng là nơi tạo ra các hormone estrogen. Hormone này chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì vậy, khi buồng trứng ngừng hoạt động mức độ estrogen sẽ giảm theo. Hơn nữa estrogen có tác dụng bảo vệ tim, vì vậy sau khi mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên. Những phụ nữ mãn kinh sớm có dấu hiệu lão hóa nhanh hơn những người bình thường, đồng thời, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao.

Vân Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già