- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Thực phẩm trong ngày Tết khiến trẻ dễ bị táo bón
Làm thế nào để con không bị táo bón?
Bé bị táo bón phải làm gì?
Trẻ đi mẫu giáo có nguy cơ bị táo bón cao hơn
Vì sao trẻ ăn đủ chất xơ mà vẫn bị táo bón?
Bánh kẹo
Bánh kẹo là những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết và đây là những món ăn yêu thích của trẻ. Tuy nhiên, những thực phẩm này lại chứa một hàm lượng lớn chất bột, đường, chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản... và hầu như không có chất xơ. Chính vì vậy, khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo sẽ gây ra hiện tượng táo bón kéo dài, không những thế những thực phẩm này còn là thủ phạm khiến trẻ chán ăn, mắc các bệnh về răng miệng và béo phì.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu các món chiên rán, tuy nhiên phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn những món ăn này. Đây là những thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ, thậm chí trẻ sẽ bị táo bón mạn tính nếu ăn thường xuyên. Ngoài nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, việc ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ còn khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì và các hội chứng chuyển hóa khác.
Đồ uống có gas
Đồ uống có gas cũng là loại đồ uống được sử dụng nhiều trong ngày Tết. Tuy nhiên các mẹ cần hạn chế cho bé uống các loại nước ngọt có gas vì những đồ uống này không hề tốt cho sức khỏe của bé. Lý do bởi các loại đồ uống này có chứa nhiều phẩm màu công nghiệp, chứa nhiều gas... khiến hệ tiêu hóa của bé bị kích thích, đầy hơi - đây cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
Các loại thịt đỏ
Thịt lợn, thịt bò, thịt trâu… là những loại thịt được lựa chọn nhiều trong ngày Tết. Tuy nhiên, thịt đỏ chứa rất nhiều chất béo không có lợi. Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cần rất nhiều thời gian để xử lý các loại chất béo này. Bên cạnh đó, thịt đỏ còn chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, làm cho tình trạng táo bón của bé trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bé đang bị táo bón, mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại thịt màu đỏ.
Đồ ăn mặn, cay
Nhiều gia đình thường chế biến các món ăn mặn và cay để đãi khách trong dịp Tết. Những món ăn có hàm lượng muối cao, đồ ăn mặn khi được nạp vào cơ thể sẽ khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa gia tăng việc hấp thu nước, đặc biệt là đại tràng. Điều này dẫn tới tình trạng phân bị khô cứng lại, tạo nên độ ma sát lớn tại phần niêm mạc ruột dạ dày, gây táo bón ở trẻ hoặc làm cho trẻ bị táo bón nặng hơn.
Thực phẩm đông lạnh
Nhiều gia đình chọn thực phẩm đông lạnh cho ngày Tết vì tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, những thực phẩm này thường chứa hàm lượng natri cao và có thể gây táo bón cho trẻ.
Sữa
Do có ít thời gian để chăm sóc trẻ trong ngày Tết nên nhiều phụ huynh thường cho trẻ uống sữa thay cơm. Tuy nhiên, trong sữa bò chứa một số loại protein có thể gây phản ứng với hệ miễn dịch của trẻ và tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa. Đặc biệt sữa cũng làm tăng nguy cơ gây táo bón mạn tính ở trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần để ý hơn chế độ ăn uống của trẻ để tránh tình trạng trẻ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết.
Trần Lưu H+
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đang có xu hướng tìm những Thực phẩm chức năng an toàn cho trẻ sử dụng và đạt hiệu quả. Tiêu biểu và nổi bật trong nhóm sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ là cốm Pubokid Gold. Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…
Những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.
Bình luận của bạn