Bệnh viêm đường hô hấp trên là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Làm thế nào để giảm viêm họng khi mang thai?
Vì sao vào mùa Hè, bệnh viêm đường hô hấp trên gia tăng?
Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Nghe giọng con đoán trọng bệnh
Bệnh viêm đường hô hấp trên là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vì đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bệnh không quá nguy hiểm song điều đáng lo là dễ tái đi tái lại, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.
Viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh bao gồm: viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi, cảm lạnh, chủ yếu do vi rút gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, lúc thời tiết hanh khô hay môi trường, không khí nhiều gió bụi… với các triệu chứng như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, khàn tiếng…
Bổ sung dinh dưỡng cho bé bị viêm đường hô hấp:
Trẻ bị viêm đường hô hấp, hệ tiêu hóa của bé cũng yếu đi nên việc chọn những món ăn dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa... và đảm bảo 4 nhóm (tinh bột, béo, đạm, rau) phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé và làm mềm, lỏng thức ăn hơn so với ngày thường là điều các mẹ cần lưu tâm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm và sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.
Cho bé ăn các món như cháo, soup hoặc thức ăn mỏng để bé dễ ăn hơn
Các bé bị ho rất dễ nôn ra thức ăn vừa ăn vào, vì vậy các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đừng ép con ăn quá nhiều một lúc. Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ nhẹ lên lưng bé nhằm giúp đờm không còn đọng ở cổ. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.
Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả nhưng chỉ uống ấm và không được uống lạnh vì uống ấm sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi hoặc ăn các món soup, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Hoặc cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc - thảo dược an toàn cho bé.
Không nên cho trẻ ăn gì khi bị viêm đường hô hấp trên:
Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn; Không cho trẻ ăn những món cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ; Không cho trẻ ăn đồ ăn quá cứng khiến bé phải nhai nhiều mất thời gian và gây ra đau đớn cho trẻ; Không cho trẻ ăn đồ ăn quá lạnh; Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có ga chúng làm bé bị đầy bụng, khó tiêu thậm chó còn khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn.
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên
Để phòng bệnh cho trẻ, không gì tốt hơn là giúp trẻ có sức khỏe tốt. Sức đề kháng tốt sẽ bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Muốn vậy, cần ăn uống đủ chất, đủ lượng, nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng.
Nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên giúp bé phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Cha mẹ nên thường xuyên xịt nước muối sinh lý, hút mũi hoặc hướng dẫn trẻ xì mũi để làm sạch và thông thoáng niêm mạc mũi họng. Nước mũi đặc là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, tránh nằm điều hòa quá lạnh hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao. Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng vì virus có thể theo hơi thở, nói chuyện, hắt hơi mà “bắn” sang người đối diện và xâm nhập.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nặng dưới đây thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn: Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
Đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sốt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi là 38,3 độ C và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ C. Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê; trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.
Bình luận của bạn