- Chuyên đề:
- Viêm thanh quản
Người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan dễ bị khàn tiếng
Khản tiếng, viêm thanh quản: Bệnh của người nói nhiều?
Bị khản tiếng, mất tiếng - Nên ăn gì cho chóng khỏi?
Phương pháp phòng ngừa và điều trị khản tiếng
Phương pháp phòng ngừa và điều trị khản tiếng
Có 8 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khản tiếng:
Viêm thanh quản - nguyên nhân phổ biến nhất
Để tạo ra tiếng nói, lồng ngực và cơ bụng sẽ ép hai lá phổi rồi đẩy không khí ra ngoài. Chính vì thế, không khí di chuyển lên trên khí quản và gặp dây thanh - một bộ phận cấu tạo từ hai lớp mô căng che kín tiết diện khí quản, có chức năng mở/đóng, cho phép không khí đi qua. Cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng đều có thể làng sưng các nếp gấp dây thanh đới, gây: Khản tiếng, đau họng, giọng yếu hoặc mất giọng nói, trơn buồn cổ họng, họng khô, ho khan...
Lạm dụng giọng nói
Cổ vũ thể thao, nói chuyện quá lâu mà không nghỉ ngơi, nói to hoặc hát to có thể gây khản tiếng tạm thời. Những người do tính chất công việc mà phải sử dụng giọng nói xuyên như: Giáo viên, ca sỹ, phát thanh viên... cũng có thể bị khản tiếng, thậm chí là mất tiếng.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD có thể gây ợ nóng rồi khản tiếng khi acid trong dạ dày trào lên cổ họng và kích thích các tế bào. Khản giọng do GERD sẽ tồi tệ hơn vào buổi sáng và cải thiện dần trong ngày. Ở một số người, các acid này trào lên cổ họng và thanh quản, nó kích thích dây thanh - còn được gọi là trào ngược laryngopharyngeal (LPR). LPR có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm. Có thể không ợ nóng khi bị LPR, nhưng bạn sẽ phải liên tục hắng giọng vì thế mà tiếng nói nên khản hơn.
Xuất huyết thanh quản
Xuất huyết thanh quản xảy ra khi một mạch máu trên bề mặt bị vỡ, thường gặp ở những người lạm dụng giọng nói, nhất là các ca sỹ mỗi lần lên nốt quá cao hoặc la hét (đặc biệt là ca sỹ nhạc rock). Đôi khi, xuất huyết thanh quản sẽ chỉ gây khản giọng và phát triển nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên nó chỉ ảnh hưởng đến giọng hát chứ không phải giọng nói của bạn.
Nốt sưng, polyp hoặc u nang dây thanh
Các nốt sưng, polyp và u nang lanh tính (không phải ung thư) tăng trưởng bên trong hoặt dọc theo dây gây đau rát và làm bạn nói khó, giọng bị bóp méo... Đây là một trong những căn bệnh mà các ca sỹ rất sợ vì nó có thể ảnh hưởng tới khả năng ca hát của họ.
Tê liệt dây thanh
Đây là một rối loạn giọng nói xảy ra khi một hoặc cả hai dây thanh không mở hoặc đóng đúng cách. Nó có thể là hậu quả của: Chấn thương vào đầu/cổ/ngực, ung thư phổi hoặc tuyến giáp, nhiễm trùng, những người bị bệnh đa xơ cứng, Parkinson hay đã từng trải qua cơn đột quỵ.
Rối loạn thần kinh
Các chứng rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến các vùng não điều khiển các cơ ở cổ họng hoặc thanh quản và gây khản tiếng. Khản tiếng đôi khi lại là triệu chứng của bệnh Parkinson hay đột quỵ. Ngoài ra, chứng khó phát âm do co thắt là một rối loạn thần kinh hiếm gặp gây ra khản tiếng và cũng có thể ảnh hưởng đến hô hấp.
Khản tiếng đôi khi có thể là một triệu chứng của ung thư thanh quản. Chính vì vậy, nếu bạn bị khản tiếng hơn ba tuần, hãy đi đến bác sỹ để kiểm tra ngay.
Biết Tuốt H+
Thực phẩm chức năng Tiêu khiết thanh - Giúp giọng nói trong sáng hơn
Tiêu khiết thanh với thành phần thiên nhiên như: Rẻ quạt, Bán biên liên, Bồ công anh, Sối rừng Giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: Viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giúp giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.
Đối tượng: Người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính: Viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan.
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
XNQC: Số 1880/2014/XNQC-ATTP
Bình luận của bạn